Khô mũi, đau họng là tình trạng nhiều người gặp phải khi dùng điều hòa thời gian dài, hoặc cả ngày. Chỉ bạn những cách đơn giản giúp dịu bớt sự khó chịu khi dùng điều hòa.
Khô mũi khi dùng điều hòa là vấn đề nhiều người thường gặp phải.
Điều hòa thường thổi ra khí mát nhưng lại khô. Đó là lý do vì sao mà bạn ngồi trong phòng điều hòa lâu sẽ bị mất độ ẩm. Từ đó gây ra tình trạng khô màng nhầy giữa và ở cả đường mũi. Trong khi đó, màng nhầy có chức năng giúp lọc vi khuẩn, ngăn không cho chúng xâm nhập vào hệ hô hấp. Khi màng nhầy bị khô sẽ dấn tới tình huống bạn thấy khô mũi khó chịu. Đồng thời còn làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng hệ hô hấp.
Khô mũi khi dùng điều hòa không chỉ gây khó chịu và đau nhức mà còn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Ví dụ như bạn sẽ bị kích ứng mũi, tạo điều kiện cho vi khuẩn virus, nấm mốc xâm nhập và gây bệnh cảm cúm, cảm lạnh, viêm mũi dị ứng.
Khô mũi lâu ngày còn ảnh hưởng xấu đến xoang, tăng nguy cơ bị chảy máu cam.
Cách khắc phục khi bị khô mũi do dùng điều hòa:
- Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng để bù ẩm. Tuy nhiên, khi sử dụng, bạn nên đặt máy ở khu vực trống, ít đồ để tránh làm ẩm các vật dụng hoặc gây nấm mốc trong phòng.
- Uống nhiều nước để bù nước cho cơ thể. Thay vì chờ khát mới uống, bạn nên thỉnh thoảng uống một ngụm để kịp thời bổ sung lượng nước đã 'bốc hơi'.
- Xông mũi cũng là cách giúp giữ ẩm cho mũi. Tuy nhiên, khi áp dụng thì nên lưu ý tránh để bị bỏng. Bạn cũng không nên lạm dụng vì có thể khiến tình trạng thêm trầm trọng.
- Dùng thuốc xịt mũi để 'bôi trơn' mũi.
Với tình trạng khô họng, đây là mẹo:
- Điều chỉnh mức nhiệt thích hợp bằng cách để nhiệt độ trong phòng và bên ngoài chênh lệch từ 8 - 10 độ C.
- Bật chế độ hoạt động êm để giảm tình trạng khô, đau họng.
- Vệ sinh máy lạnh thường xuyên để bảo vệ sức khỏe.
- Tăng độ ẩm bằng cách đặt chậu nước và khăn ẩm gần giường.
- Uống nhiều nước.
- Mở cửa sổ sau khi sử dụng. Bạn nên mở 1 - 2 lần/ngày để phòng thoáng khí.
- Ăn những thực phẩm có hàm lượng nước cao.