Sán lá gan có tên khoa học là Clonorchis sinsensis hay Opisthorchis viverrini. Khi trưởng thành, sán có chiều dài từ 10-20 mm, chiều rộng 2-4mm. Đây là một trong những loại ký sinh trùng có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất. Nó có khả năng sinh sản đáng kinh ngạc, mỗi lần có thể đẻ 1400-2000 quả trứng và có thể sống sót trong 20-30 năm.
Sán lá gan rất nguy hiểm, có thể ký sinh trong gan và đường mật, phá hủy các tế bào biểu mô ống mật và các mạch máu dưới niêm mạc.
Bên cạnh đó, các chất tiết và chất chuyển hóa của ký sinh trùng có thể gây ra các phản ứng quá mẫn, viêm trong lớp nội mạc ống mật và các mô xung quanh. Hậu quả là cơ thể dễ đối diện viêm gan cấp tính, viêm túi mật cấp, viêm đường mật,...Sán lá gan ký sinh thời gian dài còn có thể khiến gan, túi mật bị ảnh hưởng, tăng nguy cơ ung thư gan, ung thư túi mật.
Những người ăn cá sống, nấu chưa chín, sấy khô, ướp muối hoặc ngâm chua,... đều có khả năng nhiễm sán. Nhiễm sán lá gan về cơ bản không có triệu chứng ở giai đoạn đầu. Theo thời gian, bệnh nhân có thể dần dần xuất hiện các triệu chứng tiêu hóa như chướng bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn và mệt mỏi. Trong số các thực phẩm, cua, thịt bò tái, ốc, củ năng,... được coi là “ổ” chứa sán.
|
Ăn sống củ năng dễ nhiễm ký sinh trùng sán. |
Cụ thể, các loại thủy sản như cua huỳnh đế, tôm càng xanh,... chứa nhiều sán lá. Khi đi vào cơ thể, sán lá không chỉ ký sinh trong phổi mà còn di chuyển khắp cơ thể như ký sinh ở tổ chức dưới da, tủy sống, đường tiêu hóa, thậm chí là não. Mắc sán lá phổi, bệnh nhân có triệu chứng ho, đau tức ngực.
Củ năng hay còn gọi là hạt dẻ nước cũng chứa nhiều sán. Đáng lưu ý, củ năng giòn ngọt, nhiều người thích ăn sống nên sán có nhiều cơ hội ký sinh trong cơ thể người ăn. Sán đi vào cơ thể chủ yếu ký sinh tại ruột non. Trường hợp nhẹ không có triệu chứng rõ ràng. Trường hợp nặng, bệnh nhân dễ tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, chán ăn,...
Thịt bò chín tái cũng là thực phẩm chứa sán dây. Sau khi vào cơ thể, sán dây sẽ ký sinh trong đường ruột gây triệu chứng về đường tiêu hóa như nóng rát thượng vị, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón... Ngoài ra còn có thể xuất hiện giun dẹp màu trắng trong phân và quần lót.
|
Ốc được xem là “ổ” chứa ký sinh trùng giun tròn Angiostrongylus. |
Ốc được xem là “ổ” chứa ký sinh trùng giun tròn Angiostrongylus. Khi đi vào cơ thể, Angiostrongylus trú ngụ trong hệ thần kinh, gây nên những cơn đau đầu dai dẳng, đau nhức toàn thân kèm chán ăn rõ rệt, buồn nôn hoặc tinh thần không tỉnh táo. Khoảng 30% bệnh nhân có hiện tượng tê bì, nóng rát hoặc ngứa ran.
Để tiêu diệt sán, chuyên gia cho biết cách hiệu quả nhất là chế biến ở nhiệt độ cao. Bình thường, chế biến ở mức nhiệt 90-100°C, trong vòng 15 giây là có thể giết chết metacercariae ở cá. Ngoài ra, các dụng cụ như thớt, dao, đũa,... cần tách riêng đồ sống và đồ chín, đun sôi và khử trùng thường xuyên.
Những cách tiêu diệt sán như ăn thực phẩm sống với gừng, tỏi, hành,... không mang lại hiệu quả. Thí nghiệm chỉ ra, cần 30 phút để diệt ký sinh trùng với rượu trắng, 18 ngày với nước tương, 50 phút với mù tạt, 7 giờ với tỏi nghiền và 100 giờ với giấm.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Nguy cơ lây nhiễm bệnh sán dây trên heo