Theo Đông Y quả vải có tác dụng ích tâm, ôn tỳ, tư thận, bổ huyết, dưỡng can, trừ phiền khát, làm tỉnh táo tinh thần, minh mẫn trí óc, tăng sức lực, tăng thân nhiệt, trừ hàn, tráng dương, tiêu thũng, làm đẹp nhan sắc. Nếu biết sử dụng có chừng mực thì quả vải sẽ đem đến nhiều lợi ích, tránh được điều không mong muốn.
Dưới đây là một số món ăn, bài thuốc từ quả vải vừa có công dụng chữa bệnh lại giúp làm đẹp da.
Suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể
Lấy 500g đến 1kg vải tươi bóc vỏ sau đó đem ngâm với 1 lít rượu trong khoảng 7 – 10 ngày. Mỗi ngày uống khoảng 25 – 30g vào buổi chiều tối sẽ giúp phục hồi thể lực rất tốt. Hoặc bạn có thể lấy 10 quả vải khô ăn vào chiều tối từ 1 – 2 tháng.
Tiêu chảy
Lấy 7 quả vải và 5 quả đại táo sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày sẽ khỏi.
Viêm họng, đau răng
Lấy dung hoa, vỏ thân, vỏ rễ vải đem sắc lấy nước súc miệng hàng ngày để chữa viêm họng và đau răng.
Xuất hiện mụn nhọt sưng tấy trên cơ thể
Nhiều người khi thấy cơ thể nổi mụn thì không dám ăn vải vì sợ nóng thêm, mụn sẽ càng mọc nhiều. Trong trường hợp này bạn có thể dùng cùi vải tươi hoặc khô giã nhuyễn với ô mai đắp lên những nốt mụn nhọt, sưng tấy.
Tim đập nhanh mạnh (hồi hộp) thở nhanh khi gắng sức
Nếu thấy tim đập nhanh, bạn hãy ngâm cùi vải khô hoặc dùng vải khô nấu nước để uống.
Phụ nữ đau bụng kinh hoặc xuất hiện hiện tượng đau bụng sau sinh
Hạt vải đốt tồn tính (chỉ cháy lớp ngoài, khoảng 70%) 20g, hương phụ 40g tán bột mịn. Mỗi ngày lấy 6-8g uống với nước muối loãng hoặc nước cơm. Ngày sử dụng 2 lần dần sẽ khỏi.
Đau dạ dày mạn tính
Hạt vải sấy khô, tán mịn, cất vào lọ nút kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g. Chiêu bằng rượu trắng pha loãng hoặc nước ấm.
Trị nấc
Lấy 7 quả vải, 6g gừng tươi, 4g đường đỏ đem sắc uống.
Làm đẹp da, mượt tóc, chống lão hóa
Phụ nữ muốn đẹp da, mượt tóc chống lão hóa thì cứ ăn trực tiếp vải tươi. Tuy nhiên mỗi lần bạn không nên ăn quá nhiều. Người lớn chỉ nên ăn khoảng 10 quả còn trẻ nhỏ là 3 – 4 quả.
Bạn có thể áp dụng thêm một số mẹo khi ăn vải để không bị nóng trong chẳng hạn như uống chút nước muối trước khi ăn vải, ăn cả lớp màng trắng bọc ngoài cùi vải, uống nước vỏ quả vải và lá vải tươi sau khi ăn vải, vứt bỏ quả bị sâu đầu, dập nát chứ không nên ăn hết, ăn vải sau bữa ăn chính,…