Có mối tương quan giữa màu sắc của các loại rau và lợi ích sức khỏe mà chúng mang lại. Rau màu đỏ có đặc tính chống oxy hóa, rau màu xanh lá cây hỗ trợ mắt, rau màu vàng cung cấp protein dồi dào. Dưới đây là những loại thực phẩm có nhiều khoáng chất và vitamin mà bạn cần lưu ý những gì nên ăn hay vứt bỏ. Cà chua nấu chín giải phóng nhiều chất chống oxy hóa ngăn ngừa ung thư. Điều này xảy ra do nhiệt phá vỡ thành tế bào cứng trong thực vật, cho phép cơ thể chúng ta hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất.Vỏ táo có chứa quercetin, chất chống oxy hóa có tác dụng kỳ diệu đối với tim và não của bạn. Vỏ cam có các hợp chất flavon, giảm cholesterol và bảo vệ tim mạch.Ăn khoai tây cả vỏ cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất hơn so với khi gọt vỏ. Trong số đó có vitamin B, C, sắt, canxi và kali. Nhờ đó, bạn sẽ có đủ năng lượng, giảm căng thẳng và đảm bảo sức khỏe xương và hệ tiêu hóa.Nhiệt độ cao có thể làm hỏng một số chất dinh dưỡng của trứng. Chiên và luộc trứng chín kỹ làm giảm lượng chất chống oxy hóa trong loại quả này. Điều này đồng nghĩa trứng lòng đào sẽ bổ dưỡng nhất với lượng protein cao nhất và giữ nguyên vẹn vị ngon của món ăn.Việc đập, băm nhỏ hành tây và tỏi sẽ giải phóng alliinase, loại enzyme tạo ra chất dinh dưỡng gọi là allicin. Khi ăn, allicin giúp hình thành các hợp chất khác bảo vệ chúng ta chống lại bệnh tật. Ngoài ra, cả hành và tỏi đều chứa lưu huỳnh, kết hợp tốt với các loại thực phẩm giàu sắt và kẽm, như gà tây, thịt bò và gan.Một số hợp chất tự nhiên trong ngũ cốc và đậu có thể khiến chúng khó tiêu hóa. Khi bạn ngâm đậu và ngũ cốc, bạn sẽ giảm lượng hợp chất này, làm cho các khoáng chất trong nguồn thực phẩm trên dễ tiêu hóa hơn. Nhờ đó, bạn hấp thụ tốt hơn sắt, canxi và kẽm, được giải phóng nhờ nước ấm.Bạn nên ăn sống các loại rau màu xanh vì chúng chứa các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước, rất nhạy cảm với nhiệt. Nhiệt độ cao làm hỏng vitamin B1, B5, B9 và C. Vì vậy, bạn sẽ nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn khi ăn rau chưa qua chế biến. Ví dụ, rau chân vịt sống có lượng vitamin C gấp 3 lần so với khi nấu chín. Nếu bạn không thể ăn rau sống, có thể nấu ở nhiệt độ thấp, không dùng quá nhiều nước.
Có mối tương quan giữa màu sắc của các loại rau và lợi ích sức khỏe mà chúng mang lại. Rau màu đỏ có đặc tính chống oxy hóa, rau màu xanh lá cây hỗ trợ mắt, rau màu vàng cung cấp protein dồi dào. Dưới đây là những loại thực phẩm có nhiều khoáng chất và vitamin mà bạn cần lưu ý những gì nên ăn hay vứt bỏ. Cà chua nấu chín giải phóng nhiều chất chống oxy hóa ngăn ngừa ung thư. Điều này xảy ra do nhiệt phá vỡ thành tế bào cứng trong thực vật, cho phép cơ thể chúng ta hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất.
Vỏ táo có chứa quercetin, chất chống oxy hóa có tác dụng kỳ diệu đối với tim và não của bạn. Vỏ cam có các hợp chất flavon, giảm cholesterol và bảo vệ tim mạch.
Ăn khoai tây cả vỏ cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất hơn so với khi gọt vỏ. Trong số đó có vitamin B, C, sắt, canxi và kali. Nhờ đó, bạn sẽ có đủ năng lượng, giảm căng thẳng và đảm bảo sức khỏe xương và hệ tiêu hóa.
Nhiệt độ cao có thể làm hỏng một số chất dinh dưỡng của trứng. Chiên và luộc trứng chín kỹ làm giảm lượng chất chống oxy hóa trong loại quả này. Điều này đồng nghĩa trứng lòng đào sẽ bổ dưỡng nhất với lượng protein cao nhất và giữ nguyên vẹn vị ngon của món ăn.
Việc đập, băm nhỏ hành tây và tỏi sẽ giải phóng alliinase, loại enzyme tạo ra chất dinh dưỡng gọi là allicin. Khi ăn, allicin giúp hình thành các hợp chất khác bảo vệ chúng ta chống lại bệnh tật. Ngoài ra, cả hành và tỏi đều chứa lưu huỳnh, kết hợp tốt với các loại thực phẩm giàu sắt và kẽm, như gà tây, thịt bò và gan.
Một số hợp chất tự nhiên trong ngũ cốc và đậu có thể khiến chúng khó tiêu hóa. Khi bạn ngâm đậu và ngũ cốc, bạn sẽ giảm lượng hợp chất này, làm cho các khoáng chất trong nguồn thực phẩm trên dễ tiêu hóa hơn. Nhờ đó, bạn hấp thụ tốt hơn sắt, canxi và kẽm, được giải phóng nhờ nước ấm.
Bạn nên ăn sống các loại rau màu xanh vì chúng chứa các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước, rất nhạy cảm với nhiệt. Nhiệt độ cao làm hỏng vitamin B1, B5, B9 và C. Vì vậy, bạn sẽ nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn khi ăn rau chưa qua chế biến. Ví dụ, rau chân vịt sống có lượng vitamin C gấp 3 lần so với khi nấu chín. Nếu bạn không thể ăn rau sống, có thể nấu ở nhiệt độ thấp, không dùng quá nhiều nước.