Dầu gió đặc biệt được người miền Nam ưa dùng. Đây là loại dầu dùng để bôi ở ngoài da mỗi khi nhức đầu, chóng mặt, chân tay lạnh do mưa ẩm... Người Bắc mới vào Nam dễ ngạc nhiên vì thấy nhiều người luôn “thủ” theo lọ dầu gió trong túi, kể cả nam giới.Còn người Nam lắc đầu, không hiểu sao nhiều nơi trên đất Bắc có những cánh đồng bạc hà mênh mông, phụ nữ Bắc truyền thống thì thường nấu hương nhu, xả, quế để tắm gội mà họ lại không thích đầu gió?! Thực chất đặc tính của dầu gió có nhẹ như gió?Thành phần chủ yếu của dầu gió là tinh dầu bạc hà kết hợp với một số tinh dầu từ các nguồn nguyên liệu khác như thiên niên kiện, hương nhu, quế, paraphin hoặc khuynh diệp, đinh hương… Nhờ các tinh dầu này mà dầu gió có tác dụng chống viêm nhiễm, kháng khuẩn, giảm đau và làm cho tinh thần sảng khoái... Dầu gió có thể được dùng bôi ngoài da để trị cảm cúm, nhức đầu, lạnh chân tay do mưa ẩm, bị côn trùng cắn…Dùng càng nhiều càng tốt? Không đúng, dùng nhiều dầu gió có thể gây nghiện và nhờn dầu. Bởi dầu gió thực chất vẫn là thuốc điều trị.Nó có thể giúp thông mũi, chống nghẹt mũi, nhưng nếu dùng nhiều thì có thể làm tổn thương màng nhày gây khô rát khoang mũi. Do vậy, bạn không nên lạm dụng chúng. Những người không nên dùng dầu gió là ai? Trẻ em dưới 24 tháng và bà mẹ mang thai không nên dùng dầu gió. Trong thành phần dầu có menthol có thể khiến trẻ em bị ngộ độc. Vì menthol có đặc tính là ức chế hô hấp, hệ tuần hoàn nên dễ ức chế với trẻ nhỏ, nặng có thể tử vong.Còn với bà bầu không nên dùng dầu gió vì thành phần tinh dầu đặc biệt long não và menthol có thể qua đường hô hấp vào cơ thể dễ gây sảy thai hoặc thai chết lưu.Những người đang cho con bú cũng cần cẩn thận khi dùng dầu gió để tránh dây vào bầu ngực khiến trẻ bú vào.Có thể uống dầu gió với lượng nhỏ không? Trong gầu gió thường có thành phần làm nóng nhanh là methyl salicylat. Đây là thành phần hóa dược có tác dụng giảm đau, kháng viêm, giãn nở mạch máu ngoại biên nên giúp giảm cơn đau.Bạn có thể bôi ngoài hoặc cho vào nước sôi để xông hơi, pha trong nước ấm để xúc miệng. Nhưng chúng lại có tác dụng phụ là gây nên xung huyết. Do vậy, dầu gió có chứa thành phần này chỉ nên bôi ngoài, xông, ngậm vào nhả ra không nên uống và không nên bôi vào các vết thương hở, vào mắt.
Dầu gió đặc biệt được người miền Nam ưa dùng. Đây là loại dầu dùng để bôi ở ngoài da mỗi khi nhức đầu, chóng mặt, chân tay lạnh do mưa ẩm... Người Bắc mới vào Nam dễ ngạc nhiên vì thấy nhiều người luôn “thủ” theo lọ dầu gió trong túi, kể cả nam giới.
Còn người Nam lắc đầu, không hiểu sao nhiều nơi trên đất Bắc có những cánh đồng bạc hà mênh mông, phụ nữ Bắc truyền thống thì thường nấu hương nhu, xả, quế để tắm gội mà họ lại không thích đầu gió?! Thực chất đặc tính của dầu gió có nhẹ như gió?
Thành phần chủ yếu của dầu gió là tinh dầu bạc hà kết hợp với một số tinh dầu từ các nguồn nguyên liệu khác như thiên niên kiện, hương nhu, quế, paraphin hoặc khuynh diệp, đinh hương…
Nhờ các tinh dầu này mà dầu gió có tác dụng chống viêm nhiễm, kháng khuẩn, giảm đau và làm cho tinh thần sảng khoái... Dầu gió có thể được dùng bôi ngoài da để trị cảm cúm, nhức đầu, lạnh chân tay do mưa ẩm, bị côn trùng cắn…
Dùng càng nhiều càng tốt? Không đúng, dùng nhiều dầu gió có thể gây nghiện và nhờn dầu. Bởi dầu gió thực chất vẫn là thuốc điều trị.
Nó có thể giúp thông mũi, chống nghẹt mũi, nhưng nếu dùng nhiều thì có thể làm tổn thương màng nhày gây khô rát khoang mũi. Do vậy, bạn không nên lạm dụng chúng.
Những người không nên dùng dầu gió là ai? Trẻ em dưới 24 tháng và bà mẹ mang thai không nên dùng dầu gió. Trong thành phần dầu có menthol có thể khiến trẻ em bị ngộ độc. Vì menthol có đặc tính là ức chế hô hấp, hệ tuần hoàn nên dễ ức chế với trẻ nhỏ, nặng có thể tử vong.
Còn với bà bầu không nên dùng dầu gió vì thành phần tinh dầu đặc biệt long não và menthol có thể qua đường hô hấp vào cơ thể dễ gây sảy thai hoặc thai chết lưu.
Những người đang cho con bú cũng cần cẩn thận khi dùng dầu gió để tránh dây vào bầu ngực khiến trẻ bú vào.
Có thể uống dầu gió với lượng nhỏ không? Trong gầu gió thường có thành phần làm nóng nhanh là methyl salicylat. Đây là thành phần hóa dược có tác dụng giảm đau, kháng viêm, giãn nở mạch máu ngoại biên nên giúp giảm cơn đau.
Bạn có thể bôi ngoài hoặc cho vào nước sôi để xông hơi, pha trong nước ấm để xúc miệng. Nhưng chúng lại có tác dụng phụ là gây nên xung huyết.
Do vậy, dầu gió có chứa thành phần này chỉ nên bôi ngoài, xông, ngậm vào nhả ra không nên uống và không nên bôi vào các vết thương hở, vào mắt.