1. Dịch COVID-19: Virus SARS-COV-2 gây bệnh COVID-19 đã trở thành nguyên nhân gây tử vong do virus hàng đầu kể từ khi dịch bệnh này bùng phát vào năm 2020. Tính đến ngày 30/10/2022, trên thế giới đã ghi nhận hơn 635,3 triệu ca mắc COVID-19, hơn 6,59 triệu trường hợp tử vong. Ảnh: Reuters.Hiện nay, nhiều quốc gia như Trung Quốc, Đức,...đang đối diện nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát trở lại khi số ca mắc mới tăng mạnh những ngày qua. Ảnh: Al Jazeera.Tại Việt Nam, kể từ khi dịch bùng phát đến nay, cả nước ghi nhận trên 11,5 triệu ca mắc, hơn 10,6 triệu người khỏi bệnh (chiếm 92,2%) và hơn 43.000 ca tử vong (chiếm 0,38%). Trong năm 2022, dịch bệnh COVID-19 ở Việt Nam tiếp tục được kiểm soát tốt, với số ca mắc, ca tử vong giảm sâu (tỷ lệ tử vong 0,38%, thấp hơn mức trung bình thế giới 1,04%). Ảnh: Sức khỏe Đời sống.Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác. Có giải pháp quyết liệt đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng, chống COVID-19 an toàn, khoa học, kịp thời, hiệu quả, nhất là tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 – 12 tuổi. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.2. Dịch bệnh đậu mùa khỉ: Ngày 23/7/2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói rằng bệnh đậu mùa khỉ đang lây lan ở hơn 70 quốc gia là tình hình "bất thường" và cơ quan này đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu - mức báo động cao nhất. Ảnh: CDC/AP.Trước đây, bệnh đậu mùa khỉ chủ yếu lưu hành ở Trung Phi và Tây Phi nhưng từ tháng 5/2022, bệnh đã xuất hiện ở bên ngoài 2 khu vực này và bắt đầu lây lan nhanh. Tính đến ngày 20/10/2022, Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận hơn 73.000 ca đậu mùa khỉ ở hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ, 26 ca tử vong (tỷ lệ tử vong 0-1%). Ảnh: CNN.Ngay sau khi WHO công bố dịch bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế, tại Việt Nam, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã quyết liệt chỉ đạo các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ. Đến nay, Việt Nam ghi nhận hai ca mắc đậu mùa khỉ. Ảnh minh họa.3. Viêm gan bí ẩn: Bệnh viêm gan bí ẩn lần đầu tiên được ghi nhận ở Anh và Scotland vào đầu tháng 4/2022, với khoảng 70 trẻ từ 1 tháng - 16 tuổi, trong đó phần lớn là trẻ dưới 5 tuổi. Sau đó, bệnh lan rộng ra hơn 20 nước với gần 300 ca, trong đó một số trẻ phải ghép gan, tập trung chủ yếu tại Anh, Tây Ban Nha, Israel, Mỹ và châu Âu. Châu Á ghi nhận ca bệnh đầu tiên tại Nhật Bản vào ngày 25/4. Ảnh minh họa: Getty.4. Dịch sốt xuất huyết: Dịch sốt xuất huyết cũng diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng tại nhiều quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Mỹ Latinh. Tại Đông Nam Á, số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng mạnh ở hầu hết các quốc gia với tổng số ca mắc lên tới gần nửa triệu ca, trong đó có hàng trăm trường hợp tử vong. Ảnh: MN.Việt Nam cũng đang trong những tháng cao điểm mùa dịch sốt xuất huyết. Theo Bộ Y tế, tính đến hết tháng 11/2022, cả nước đã ghi nhận hơn 314.270 ca mắc, 115 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2021, số ca mắc tăng 4,9 lần, số ca tử vong tăng 91 trường hợp. Ảnh: SK&ĐS.5. Virus Adeno: Tối 22/9/2022, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) cho biết, số ca bệnh Adenovirus dương tính phát hiện tại viện này tăng cao gần đây. Từ đầu năm 2022 đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận 1.406 ca bệnh, trong đó 811 trẻ phải nhập viện (chiếm gần 58%). Đã có 7 ca tử vong. Ảnh: Điều trị bệnh nhi mắc Adenovirus tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Người Lao Động.Theo các thông tin lưu trữ từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tại Việt Nam, bệnh do virus Adeno lưu hành rộng rãi ở nhiều nơi trong cả nước. Bệnh thường xảy ra tản phát trong suốt năm, có năm xảy ra dịch và tần số mắc bệnh thường tập trung vào những tháng Xuân - Hè nên rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus khác vào mùa Xuân hoặc với bệnh sốt dengue vào đầu mùa Hè. Ảnh: CDC. Mời độc giả xem thêm video: WHO khuyến cáo về thuốc chữa sốt rét trong điều trị COVID-19 (Nguồn video: THĐT)
1. Dịch COVID-19: Virus SARS-COV-2 gây bệnh COVID-19 đã trở thành nguyên nhân gây tử vong do virus hàng đầu kể từ khi dịch bệnh này bùng phát vào năm 2020. Tính đến ngày 30/10/2022, trên thế giới đã ghi nhận hơn 635,3 triệu ca mắc COVID-19, hơn 6,59 triệu trường hợp tử vong. Ảnh: Reuters.
Hiện nay, nhiều quốc gia như Trung Quốc, Đức,...đang đối diện nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát trở lại khi số ca mắc mới tăng mạnh những ngày qua. Ảnh: Al Jazeera.
Tại Việt Nam, kể từ khi dịch bùng phát đến nay, cả nước ghi nhận trên 11,5 triệu ca mắc, hơn 10,6 triệu người khỏi bệnh (chiếm 92,2%) và hơn 43.000 ca tử vong (chiếm 0,38%). Trong năm 2022, dịch bệnh COVID-19 ở Việt Nam tiếp tục được kiểm soát tốt, với số ca mắc, ca tử vong giảm sâu (tỷ lệ tử vong 0,38%, thấp hơn mức trung bình thế giới 1,04%). Ảnh: Sức khỏe Đời sống.
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác. Có giải pháp quyết liệt đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng, chống COVID-19 an toàn, khoa học, kịp thời, hiệu quả, nhất là tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 – 12 tuổi. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
2. Dịch bệnh đậu mùa khỉ: Ngày 23/7/2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói rằng bệnh đậu mùa khỉ đang lây lan ở hơn 70 quốc gia là tình hình "bất thường" và cơ quan này đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu - mức báo động cao nhất. Ảnh: CDC/AP.
Trước đây, bệnh đậu mùa khỉ chủ yếu lưu hành ở Trung Phi và Tây Phi nhưng từ tháng 5/2022, bệnh đã xuất hiện ở bên ngoài 2 khu vực này và bắt đầu lây lan nhanh. Tính đến ngày 20/10/2022, Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận hơn 73.000 ca đậu mùa khỉ ở hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ, 26 ca tử vong (tỷ lệ tử vong 0-1%). Ảnh: CNN.
Ngay sau khi WHO công bố dịch bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế, tại Việt Nam, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã quyết liệt chỉ đạo các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ. Đến nay, Việt Nam ghi nhận hai ca mắc đậu mùa khỉ. Ảnh minh họa.
3. Viêm gan bí ẩn: Bệnh viêm gan bí ẩn lần đầu tiên được ghi nhận ở Anh và Scotland vào đầu tháng 4/2022, với khoảng 70 trẻ từ 1 tháng - 16 tuổi, trong đó phần lớn là trẻ dưới 5 tuổi. Sau đó, bệnh lan rộng ra hơn 20 nước với gần 300 ca, trong đó một số trẻ phải ghép gan, tập trung chủ yếu tại Anh, Tây Ban Nha, Israel, Mỹ và châu Âu. Châu Á ghi nhận ca bệnh đầu tiên tại Nhật Bản vào ngày 25/4. Ảnh minh họa: Getty.
4. Dịch sốt xuất huyết: Dịch sốt xuất huyết cũng diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng tại nhiều quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Mỹ Latinh. Tại Đông Nam Á, số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng mạnh ở hầu hết các quốc gia với tổng số ca mắc lên tới gần nửa triệu ca, trong đó có hàng trăm trường hợp tử vong. Ảnh: MN.
Việt Nam cũng đang trong những tháng cao điểm mùa dịch sốt xuất huyết. Theo Bộ Y tế, tính đến hết tháng 11/2022, cả nước đã ghi nhận hơn 314.270 ca mắc, 115 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2021, số ca mắc tăng 4,9 lần, số ca tử vong tăng 91 trường hợp. Ảnh: SK&ĐS.
5. Virus Adeno: Tối 22/9/2022, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) cho biết, số ca bệnh Adenovirus dương tính phát hiện tại viện này tăng cao gần đây. Từ đầu năm 2022 đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận 1.406 ca bệnh, trong đó 811 trẻ phải nhập viện (chiếm gần 58%). Đã có 7 ca tử vong. Ảnh: Điều trị bệnh nhi mắc Adenovirus tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Người Lao Động.
Theo các thông tin lưu trữ từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tại Việt Nam, bệnh do virus Adeno lưu hành rộng rãi ở nhiều nơi trong cả nước. Bệnh thường xảy ra tản phát trong suốt năm, có năm xảy ra dịch và tần số mắc bệnh thường tập trung vào những tháng Xuân - Hè nên rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus khác vào mùa Xuân hoặc với bệnh sốt dengue vào đầu mùa Hè. Ảnh: CDC.
Mời độc giả xem thêm video: WHO khuyến cáo về thuốc chữa sốt rét trong điều trị COVID-19 (Nguồn video: THĐT)