Anh Trần, 41 tuổi ở Đài Loan (Trung Quốc), có thói quen hút thuốc và nhai trầu được 20 năm. Cách đây nửa năm, anh đang đánh răng thì phát hiện bên trái lưỡi có những đốm trắng. Tuy nhiên, anh không nghĩ nhiều, nghĩ rằng bệnh nhẹ.
Gần đây, anh Trần phát hiện những đốm trắng đó lan rộng nên đến phòng khám để được tư vấn, bác sĩ chẩn đoán là bạch sản niêm mạc miệng và anh Trần được giới thiệu đến Khoa Tai Mũi Họng của Trung tâm Y tế Kỳ Mỹ để điều trị.
Tại đây, sau khi kiểm tra, bác sĩ đã sắp xếp cho anh Trần sinh thiết và phẫu thuật ngoại trú bằng laser carbon dioxide trong miệng. Báo cáo xác nhận chẩn đoán anh Trần bị ung thư biểu mô tế bào vảy trên lưỡi.
|
Ảnh minh họa. |
Bác sĩ Lý Kinh Trạch - bác sĩ điều trị cho anh Trần chỉ ra rằng khoang miệng nằm ở phía trên cùng của hệ thống tiêu hóa, theo định nghĩa y học, phạm vi của khoang miệng bao gồm môi, phế nang, sàn miệng bên dưới lưỡi, khoang miệng (2/3 phần đầu tiên của lưỡi), phía trước vòm miệng, tam giác sau của răng hàm, niêm mạc miệng (lớp lót của môi và má) trên cả hai mặt.
Niêm mạc miệng bao gồm biểu mô vảy phân tầng với mức độ sừng hóa khác nhau, khi khoang miệng bị kích thích mãn tính như ăn trầu, hút thuốc sẽ hao mòn nhiều lần, có thể xuất hiện bạch sản. Bạch sản là một trong những tổn thương tiền ung thư của ung thư miệng.
Để điều trị bạch sản miệng, nếu báo cáo bệnh lý là tổn thương tiền ung thư, độ sâu và diện tích không lớn, có thể sử dụng tia laser carbon dioxide để loại bỏ tổn thương, nhưng nếu tổn thương có chiều sâu lớn hoặc báo cáo bệnh lý là ung thư, phải cắt bỏ khối u và ghép da khi gây mê toàn thân.
Bác sĩ Lý Kinh Trạch giải thích rằng laser carbon dioxide là một loại laser sử dụng tia hồng ngoại xa, năng lượng của nó có thể bị nước hấp thụ nên được sử dụng rộng rãi trong phẫu thuật mô mềm, đặc biệt là mô niêm mạc miệng, vì nó chứa 90% là nước, nên hiệu quả đặc biệt tốt.
Nguyên tắc là nước trong tế bào người hấp thụ năng lượng tia laser, làm nước bốc hơi nhanh, tế bào xẹp xuống, nhiệt năng truyền sang các mô lân cận, gây tổn thương mô do nhiệt, mô bị tổn thương sẽ hình thành vùng hoại tử khoảng 500 micromet.
Theo bác sĩ Lý Kinh Trạch, thông qua việc kiểm tra niêm mạc miệng, có thể tìm thấy các tổn thương nghi ngờ tiền ung thư hoặc tổn thương ung thư, quá trình kiểm tra này không gây đau đớn và không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Bên cạnh việc phát hiện sớm các tổn thương ung thư miệng thì việc phát hiện các tổn thương tiền ung thư để có phương pháp điều trị kịp thời, phù hợp, ngăn chặn sự xuất hiện của ung thư càng quan trọng hơn.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn