Trong hôn nhân, sự phân công công việc giữa vợ và chồng là chìa khóa để duy trì sự hòa thuận trong gia đình.Nếu vợ chồng không biết thông cảm, bao dung và thấu hiểu nhau thì rất dễ xảy ra cãi vã, thậm chí khiến tình cảm vợ chồng rạn nứt.
Mới đây, một cặp vợ chồng ở Hợp Phì (tỉnh An Huy, Trung Quốc) đã cãi nhau vì những chuyện nhỏ nhặt trong gia đình. Theo đó, khi anh Trương Cường đi làm về và thấy trên bàn ăn chưa có bữa tối, anh đã nổi giận và mắng vợ:“Em ở nhà có mỗi việc chăm con cũng không nấu được bữa cơm à?”.
Lý Na, vợ của Trương Cường nghe xong rất bất mãn, vọi vànggiải thích: “Hôm nay em bận bịu cả ngày, con cứ khóc mãi nên em không có thời gian nấu ăn”. “Không phải chỉ là chăm con thôi sao? Việc đó nặng nhọc lắm à? Anh hàng ngày đều phải ra ngoài kiếm tiền, phải đối mặt với áp lực của sếp. Em ở nhà cả ngày thì mệt cái gì?”,người chồng nói.
Lời nói của chồng khiến Lý Na đau đớn suy sụp, cuối cùng cô đã yêu cầu hai vợ chồng hoán đổi công việc, cô đi làm kiếm tiền còn chồng ở nhà chăm con. Nhìn vẻ mặt tức giận của vợ, Trương Cường mới nhận ra mình đã nói sai, vội vàng xin lỗi:“Vợ ơi, anh sai rồi, lẽ ra anh không nên nói như vậy với em. Chăm con thật vất vả, vất vả quá, Sau này anh sẽ giúp anh chia sẻ gánh nặng”.
|
Trường Cường chăm sóc con nhỏ.
|
Lý Na không nói gì, vì trong lòng cô đã có quyết định rồi. Ngày hôm sau, cô thu dọn hành lý đi làm xa, để lại 2 đứa con ở nhà cho chồng chăm sóc.
Nhìn bóng lưng vợ rời đi, Trương Cường thấy hối hận, nhưng anh vẫn thầm quyết định sẽ chăm con thật tốt để vợ yên tâm làm việc.
6 giờ sáng ngày đầu tiên ở nhà chăm con, Trương Cường bị tiếng khóc của con đánh thức. Anh bật dậy thay tã cho bé, nhưng đứa trẻ con kia cũng thức dậy và bắt đầu khóc. Dỗ được 2 đứa trẻ xong cũng đã hơn 7 giờ, anh vội vàng làm bữa sáng cho hai con, nhưng ngay cả trứng cũng không biết rán nên chỉ có thể nấu chút cháo.
Ăn sáng xong, Trương Cường bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo. Sau khi làm xong tất cả hững việc này thì đã 12 giờ trưa.
Buổi chiều, anh đưa con đi công viên chơi.Hai đứa trẻ chạy nhảy vui đùa thỏa thích, nhưng anh chạy vòng quanh trông con mệt bở hơi tai.
Sau khi về nhà, anh lại bắt đầu chuẩn bị bữa tối, vật vã mãi mới nấu được một bàn đồ ăn, nhưng con kén ăn không chịu ăn. Anh kiên nhẫn dỗ con mãi thì con mới ăn được mấy miếng.
Buổi tối, anh dỗ bọn trẻ ngủ, nhưng hai đứa không chịu ngủ. Anh phải nằm bên giường tới 2 giờ sáng thì mới dỗ được con ngủ.
Chỉ qua một ngày, Trương Cường đã kiệt sức và thấu hiểu nuôi con thực sự không phải là một việc dễ dàng.
|
Con út của vợ chồng Trương Cường.
|
Ngày hôm sau, nhận được bài học từ hôm qua, anh dậy sớm và tìm kiếm công thức nấu ăn trên mạng để nấu một bữa sáng “thịnh soạn” cho các con. Sau bữa sáng, anh đưa con đi siêu thị. Về đến nhà lại bắt đầu làm bữa trưa, nhưng con chỉ ăn 2 miếng.
Buổi chiều, anh dẫn con đến thư viện đọc sách nhưng con không có hứng thú với sách, cứ chơi đùa, nghịch ngợm nên anh đành đưa con về. Đến tối, vì chơi đùa cả ngày đã quá mệt nên 2 con nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Trương Cường nằm ở trên giường, nghĩ tới chuyện một ngày vừa trôi qua, anh muốn ngã gục. Cuối cùng anh cũng hiểu tại sao vợ anh ngày nào cũng mệt mỏi như vậy.
Ngày thứ 3, anh không chịu nổi nữa nên quyết định cầu cứu vợ. Anh gọi điện cho vợ khóc lóc, kể lể về những vất vả khi nuôi con.
Lý Na sau khi nghe xong những lời nói của chồng thì vừa mừng trong lòng vì cuối cùng chồng cũng hiểu được những vất vả của mình vừa buồn vì thương chồng. Cô an ủi chồng: “Nuôi con quả thực vất vả nhưng đó cũng là một loại hạnh phúc. Anh phải học cách tận hưởng niềm vui nuôi dạy con”.
Trương Cường nghe xong lời an ủi của vợ cảm thấy nhẹ nhõm hơn một chút, và thông qua trải nghiệm này, anh cũng hiểu sâu sắc về công việc nuôi dạy con cái vất vả như thế nào. Từ đó, anh cũng hiểu rõ hơn những khó khăn của vợ mình.
Trong hôn nhân, vợ chồng phải thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau, gánh vác trách nhiệm gia đình cùng nhau, quan hệ vợ chồng không nên là cho và nhận một chiều mà là một quá trình cùng nhau cố gắng và trưởng thành.
Nhưng thực tế, nhiều người vợ không chỉ phải đi làm kiếm tiền mà còn phải về nhà chăm con, chăm lo mọi việc trong nhà, trong khi người chồng chẳng làm gì khác ngoài kiếm tiền phụ giúp gia đình. Sự phân công lao động không cân bằng này không chỉ gây căng thẳng trong quan hệ gia đình mà còn ảnh hưởng đến hạnh phúc, sự thân mật giữa các cặp đôi.
Vì thế, hai vợ chồng nên đỡ đần nhau trong mọi việc, như vậy sẽ thấu hiểu nhau hơn, có trách nhiệm với tổ ấm của mình hơn và giúp tình cảm vợ chồng thêm khăng khít.