Trộn gặp tẻ với một ít gạo nếp
Gạo nếp có mùi thơm, sánh và dẻo hơn gạo tẻ. Vì vậy, khi nấu cháo mẹ chỉ cần trộn một ít gạo nếp (không cần cho nhiều) với gạo tẻ là cháo thơm ngon, sánh đặc mà không cần nấu lâu. Nếu chỉ sử dụng gạo nếp để nấu cháo sẽ đặc quánh, khó ăn.
Dùng cơm nấu cháo
Dùng cơm để nấu cháo là một cách tiết tiệm thời gian cũng như nhiên liệu. Bạn chỉ cần đổ một ít nước lạnh vào nồi, thêm cơm nguội và đảo đều để cơm không dính thành cục hay bén vào đáy nồi. Không nên dùng nước nóng để nấu vì cháo sẽ dễ bị cháy và dính. Nấu đến khi hạt cơm nở ra, cháo đạt độ đặc như móng muốn là được
Rang gạo rồi mới nấu
Sau khi vo gạo, bạn hãy bỏ ra giá cho ráo nước. Sau đó, cho gạo khô vào chảo rang cho đến khi hạt gạo cho mùi thơm, khô ráo và chuyển sang màu trắng đục là được. Bước rang gạo sẽ giúp hạt gạo giữ được độ cứng, hình dáng và khi nấu sẽ nhanh nhừ nhưng không bị nát.
Thêm giấm vào nồi cháo
Bạn có thể vo gạo rội rồi cho vào nồi với một lượng nước vừa phải và bật bếp. Thêm một thìa cà phê giấm vào nồi cháo sẽ giúp cháo có vị ngọt hơn. Cách này bạn có thể áp dụng khi muốn ăn cháo đường mà không cần phải dùng quá nhiều đường.
Thêm vỏ quýt vào nồi cháo
Với cách này, bạn vẫn nấu cháo như bình thường nhưng trước khi tắt bếp hãy thả vài lát vỏ quýt đã rửa sạch vào nồi và đảo đều. Như vậy, nồi cháo sẽ có mùi thơm đặc trưng. Khi ăn, bạn chỉ cần múc cháo ra và bỏ phần vỏ quýt đi.
Mẹo để tránh cháo bị trào ra ngoài
Thông thường, tỉ lệ nấu cháo trắng là 1 gạo : 3 nước. Đối với các món cháo khác như cháo thịt, cháo cá, cháo rau củ… thì tỉ lệ là 1 gạo : 4 nước. Bạn có thể điều chỉnh lại lượng nước tùy theo sở thích muốn ăn cháo đặc hay cháo loãng.
Để tránh cháo bị trào ra ngoài trong lúc nấu, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:
Trước khi nấu cháo, bạn cần đãi sạch gạo, chờ nước ấm 50-60 độ C thì mới cho gạo vào.
Sau khi cháo sôi nên vặn nhỏ lửa để gạo chín từ từ và dần cạn nước.
Hãy cho thêm vài giọt dầu ăn hoặc dầu vừng khi cháo sôi để cháo ngon hơn và tránh bị trào ra ngoài trong lúc nấu.