Giai đoạn 1, tức 5 ngày đầu tiên trong chu kỳ, bạn thường cảm thấy mệt mỏi vì hormone thay đổi. Dù bạn ăn gì vào kỳ đèn đỏ thì cũng cần lưu ý rằng lúc này bạn đang mất máu nên ăn để cần bổ sung những dưỡng chất đã mất, nhất là sắt.Thực phẩm bạn nên ăn trong những "ngày ấy" là thịt đỏ, các loại có vỏ như sò hến tôm cua, quả đậu, các loại rau lá thẫm và quả khô như nho khô, mơ khô. Đây cũng là lúc cần đảm bảo cân bằng vitamin C (có nhiều trong cam) và vitamin D (có nhiều trong trứng và ngũ cốc nguyên hạt). Giai đoạn 2 từ ngày 5-13 của chu kỳ là lúc bạn cảm thấy rất khỏe vì kỳ đèn đỏ đã kết thúc và lượng oestrogen bắt đầu tăng lên. Đây còn được gọi là giai đoạn “tạo nang” vì lớp màng tử cung bắt đầu dày lên và trứng chuẩn bị rụng. Đây là lúc bạn nên tập chạy vì nhiều năng lượng đồng thời tuyến yên sẽ tiết ra hormone kích thích nang (FHS) khiến trứng chín và rụng. Giai đoạn này cần bổ sung vitamin B-12 (có trong thịt đỏ) để có thể tập luyện tốt hơn và capsaicin (một hoạt chất có trong ớt) để các động mạch được lưu thông. Giai đoạn 3 tức ngày thứ 14 của chu kỳ là ngày rụng trứng. Đây là lúc năng lượng của cơ thể đạt mức đỉnh điểm cũng như ham muốn tình dục ở mức cao nhất. Hãy tận dụng điều này để tập những bài tập mới hoặc bài tập thử thách cao như bơi tích cực. Giai đoạn này dù bạn muốn có thai hay không thì kẽm là vi chất bạn cần bổ sung. Cố gắng ăn thêm cá, quả sung và ngũ gốc nguyên hạt để duy trì năng lượngGiai đoạn 4 từ ngày 15-28 của chu kỳ là giai đoạn dài nhất trong chu kỳ và cũng là giai đoạn khiến nhiều phụ nữ sợ hãi. Trong một vài ngày đầu của giai đoạn này, cơ thể bắt đầu sản sinh thêm nhiều progesterone, một loại hormone chống căng thẳng giúp bạn điềm tĩnh. Sau đó bắt đầu xuất hiện những triệu chứng tiền kinh nguyệt, chuột rút, đau đầu, nổi mụn, mệt mỏi, đau ngực, thèm ăn. Điều tốt nhất để làm lúc này là cần lắng nghe cơ thể, nếu bạn cảm thấy thèm carb hãy ăn carb, mặc dù vậy nên ăn những loại carb có lợi cho sức khỏe như gạo lức, ngũ cốc và khoai lang. Nếu thèm ăn ngọt hãy ăn chuối, socola đen và một số loại hoa quả tẩm mật ong. Nếu bạn cảm thấy hay cáu gắt cần bổ sung magie, omega-3 (dầu cá) và các sản phẩm từ sữa như sữa chua để đối phó với hội chứng tiền kinh nguyệt. Nếu bị chuột rút và đau chân, có thể bạn sẽ không hứng thú với việc tập luyện, dù vậy cũng nên thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng như yoga hoặc đi bộ vì vận động sẽ giúp giảm bớt cơn đau.
Giai đoạn 1, tức 5 ngày đầu tiên trong chu kỳ, bạn thường cảm thấy mệt mỏi vì hormone thay đổi. Dù bạn ăn gì vào kỳ đèn đỏ thì cũng cần lưu ý rằng lúc này bạn đang mất máu nên ăn để cần bổ sung những dưỡng chất đã mất, nhất là sắt.
Thực phẩm bạn nên ăn trong những "ngày ấy" là thịt đỏ, các loại có vỏ như sò hến tôm cua, quả đậu, các loại rau lá thẫm và quả khô như nho khô, mơ khô. Đây cũng là lúc cần đảm bảo cân bằng vitamin C (có nhiều trong cam) và vitamin D (có nhiều trong trứng và ngũ cốc nguyên hạt).
Giai đoạn 2 từ ngày 5-13 của chu kỳ là lúc bạn cảm thấy rất khỏe vì kỳ đèn đỏ đã kết thúc và lượng oestrogen bắt đầu tăng lên. Đây còn được gọi là giai đoạn “tạo nang” vì lớp màng tử cung bắt đầu dày lên và trứng chuẩn bị rụng.
Đây là lúc bạn nên tập chạy vì nhiều năng lượng đồng thời tuyến yên sẽ tiết ra hormone kích thích nang (FHS) khiến trứng chín và rụng. Giai đoạn này cần bổ sung vitamin B-12 (có trong thịt đỏ) để có thể tập luyện tốt hơn và capsaicin (một hoạt chất có trong ớt) để các động mạch được lưu thông.
Giai đoạn 3 tức ngày thứ 14 của chu kỳ là ngày rụng trứng. Đây là lúc năng lượng của cơ thể đạt mức đỉnh điểm cũng như ham muốn tình dục ở mức cao nhất. Hãy tận dụng điều này để tập những bài tập mới hoặc bài tập thử thách cao như bơi tích cực.
Giai đoạn này dù bạn muốn có thai hay không thì kẽm là vi chất bạn cần bổ sung. Cố gắng ăn thêm cá, quả sung và ngũ gốc nguyên hạt để duy trì năng lượng
Giai đoạn 4 từ ngày 15-28 của chu kỳ là giai đoạn dài nhất trong chu kỳ và cũng là giai đoạn khiến nhiều phụ nữ sợ hãi. Trong một vài ngày đầu của giai đoạn này, cơ thể bắt đầu sản sinh thêm nhiều progesterone, một loại hormone chống căng thẳng giúp bạn điềm tĩnh.
Sau đó bắt đầu xuất hiện những triệu chứng tiền kinh nguyệt, chuột rút, đau đầu, nổi mụn, mệt mỏi, đau ngực, thèm ăn. Điều tốt nhất để làm lúc này là cần lắng nghe cơ thể, nếu bạn cảm thấy thèm carb hãy ăn carb, mặc dù vậy nên ăn những loại carb có lợi cho sức khỏe như gạo lức, ngũ cốc và khoai lang. Nếu thèm ăn ngọt hãy ăn chuối, socola đen và một số loại hoa quả tẩm mật ong.
Nếu bạn cảm thấy hay cáu gắt cần bổ sung magie, omega-3 (dầu cá) và các sản phẩm từ sữa như sữa chua để đối phó với hội chứng tiền kinh nguyệt. Nếu bị chuột rút và đau chân, có thể bạn sẽ không hứng thú với việc tập luyện, dù vậy cũng nên thực hiện những hoạt động nhẹ nhàng như yoga hoặc đi bộ vì vận động sẽ giúp giảm bớt cơn đau.