Tatum Fogarty năm nay 25 tuổi hiện đang sống tại Victoria (Úc) bắt đầu dậy thì từ năm lên 9 tuổi và cô lẫn mẹ mình lúc đó đều không biết cô bị lạc nội mạc tử cung. Ở kỳ đèn đỏ đầu tiên, Tatum bị đau bụng quằn quại đến mức kiệt sức vì máu chảy quá nhiều. Sau đó cứ mỗi lần đến tháng là cô lại đau bụng triền miên và thường bị ngất đi hoặc thấy chóng mặt, đầu óc nhẹ bẫng. Trong suốt những năm ở độ tuổi thiếu niên, có những khi kỳ đèn đỏ kéo dài suốt 3 tuần, cô phải dùng đến 18 miếng băng vệ sinh mỗi ngày và phải thường xuyên dùng ga giường bằng nylon để giữ vệ sinh. Rắc rối này còn khiến cô thường xuyên phải nghỉ học. Từ năm 12 tuổi, Tatum đã thử uống nhiều loại thuốc khác nhau trong đó có cả thuốc tránh thai nhưng không có tác dụng, chưa kể tác dụng phụ của thuốc còn khiến cô ngủ lịm và tăng cân. Sau đi đi khám hết bác sĩ này tới bác sĩ khác, Tatum quá chán nản với bệnh tình của mình đến mức một hôm đến gặp một bác sĩ và tuyên bố “Tôi sẽ không đi khỏi đây nếu ông không làm gì đó”. Cô đã tiến hành phẫu thuật cắt buồng trứng trái nhưng trước đó đã bỏ ra số tiền gần 200 triệu đồng để đông lạnh trứng. Trong vòng 16 năm qua, cô đã phải chiến đấu với bệnh lạc nội mạc dạ con hiện đã sang giai đoạn 4. Cả cô lẫn bạn trai hiện đều phải chấp nhận “sống chung với lũ” vì cô vẫn tiếp tục bị ngất mỗi khi đến kỳ, tuy không thực sự tệ như trước. Lạc nội mạc tử cung là bệnh các mô nội mạc phát triển ra ngoài tử cung, dấu hiệu chủ yếu là đau khung xương chậu và vô sinh. Khoảng 6-10% phụ nữ mắc căn bệnh khó chữa này nhưng ít người nói ra. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 30-40 nhưng trẻ em khoảng 8-9 tuổi cũng có thể mắc như trường hợp nói trên. Nguyên nhân căn bệnh khó chữa này không thực sự rõ ràng nhưng tiền sử gia đình cũng là một yếu tố khá quan trọng.
Tatum Fogarty năm nay 25 tuổi hiện đang sống tại Victoria (Úc) bắt đầu dậy thì từ năm lên 9 tuổi và cô lẫn mẹ mình lúc đó đều không biết cô bị lạc nội mạc tử cung. Ở kỳ đèn đỏ đầu tiên, Tatum bị đau bụng quằn quại đến mức kiệt sức vì máu chảy quá nhiều. Sau đó cứ mỗi lần đến tháng là cô lại đau bụng triền miên và thường bị ngất đi hoặc thấy chóng mặt, đầu óc nhẹ bẫng.
Trong suốt những năm ở độ tuổi thiếu niên, có những khi kỳ đèn đỏ kéo dài suốt 3 tuần, cô phải dùng đến 18 miếng băng vệ sinh mỗi ngày và phải thường xuyên dùng ga giường bằng nylon để giữ vệ sinh. Rắc rối này còn khiến cô thường xuyên phải nghỉ học.
Từ năm 12 tuổi, Tatum đã thử uống nhiều loại thuốc khác nhau trong đó có cả thuốc tránh thai nhưng không có tác dụng, chưa kể tác dụng phụ của thuốc còn khiến cô ngủ lịm và tăng cân.
Sau đi đi khám hết bác sĩ này tới bác sĩ khác, Tatum quá chán nản với bệnh tình của mình đến mức một hôm đến gặp một bác sĩ và tuyên bố “Tôi sẽ không đi khỏi đây nếu ông không làm gì đó”. Cô đã tiến hành phẫu thuật cắt buồng trứng trái nhưng trước đó đã bỏ ra số tiền gần 200 triệu đồng để đông lạnh trứng.
Trong vòng 16 năm qua, cô đã phải chiến đấu với bệnh lạc nội mạc dạ con hiện đã sang giai đoạn 4. Cả cô lẫn bạn trai hiện đều phải chấp nhận “sống chung với lũ” vì cô vẫn tiếp tục bị ngất mỗi khi đến kỳ, tuy không thực sự tệ như trước.
Lạc nội mạc tử cung là bệnh các mô nội mạc phát triển ra ngoài tử cung, dấu hiệu chủ yếu là đau khung xương chậu và vô sinh. Khoảng 6-10% phụ nữ mắc căn bệnh khó chữa này nhưng ít người nói ra. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 30-40 nhưng trẻ em khoảng 8-9 tuổi cũng có thể mắc như trường hợp nói trên. Nguyên nhân căn bệnh khó chữa này không thực sự rõ ràng nhưng tiền sử gia đình cũng là một yếu tố khá quan trọng.