Có một thời gian nhau thai được coi là chất thải y tế và không được ai chú ý đến. Tuy nhiên những năm gần đây, không ít những bà mẹ đã rất sáng tạo và tìm ra những cách thức mới để sử dụng nhau thai – vốn được coi là bộ phận thừa của cơ thể phụ nữ.
Sự thay đổi này được phản ánh qua các xu hướng sinh đẻ mới, được không ít các bậc cha mẹ quan tâm để có thêm những trải nghiệm tinh thần hoặc thậm chí là siêu nhiên. Điều này không chỉ áp dụng trong việc sinh con mà còn cả giai đoạn sau sinh. Một ví dụ điển hình cho những phương pháp mới này là sự ra đời của trào lưu sinh con liên sinh (Lotus birth).
|
Phương pháp sinh con Hoa sen đang ngày càng phổ biến trên thế giới. |
Liên sinh là gì?
"Liên sinh" hay còn gọi là phương pháp sinh con Hoa sen (Lotus birth) ngày càng được nhiều bà mẹ Mỹ và các nước phương Tây lựa chọn nhưng ở Việt Nam, không nhiều người từng nghe về kiểu sinh này. Thay vì cắt cuống nhau cho bé khi chào đời thì bà mẹ sẽ lựa chọn lưu giữ nhau thai trong một túi vải lụa và để nó rụng tự nhiên. Trước khi trở nên phổ biến vào những năm 1970, phương pháp "liên sinh" được quan sát thấy ở loài tinh tinh. Đến năm 1974, một bác sĩ đã áp dụng cách này khi sinh cậu con trai của mình và từ đó đến nay, Lotus birth được quan tâm nhiều hơn.
Lý do phổ biến khiến phương pháp này ngày càng được nhiều người áp dụng là do người ta tin rằng việc em bé gắn kết với nhau thai càng lâu thì sẽ mang lại những lợi ích lạ thường, gần như là huyền bí. Tuy nhiên niềm tin mãnh liệt đôi khi có thể khiến họ phạm sai lầm.
Nguồn gốc của phương pháp sinh con Hoa sen dựa trên nền y học cổ truyền phương Đông. Tuy nhiên, đến khoảng những năm 70 được gia nhập vào phương Tây và họ tin rằng việc để nhau thai gắn với em bé sau khi ra đời sẽ tạo ra sự gắn kết mạnh mẽ giữa mẹ và con.
Phương pháp sinh này cũng được cho là giúp trẻ sơ sinh chống lại nguy cơ nhiễm trùng, bệnh vàng da hay các bệnh về đường hô hấp, miễn dịch ở em bé do được gắn liền với nhau thai (có chứa máu của người mẹ).
Một bà mẹ người Mỹ có tên Adele Allen đã từng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng khi cô chia sẻ về phương pháp sinh Hoa sen đã được mình áp dụng triệt để: “Ngay cả sau khi sinh, nhau thai vẫn tiếp tục bơm oxy cho em bé ít nhất là 5 phút. Không chỉ oxy, mà các chất dinh dưỡng khác như sắt và tế bào gốc cũng được đưa đến em bé, tạo cơ hội sống sót và tăng trưởng tối đa. Một ví dụ cụ thể nhất có thể kể đến là loại tinh tinh cũng sinh con theo cách này.”
Ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa sản
Tuy nhiên, trái với suy nghĩ của chị Adele Allen và không ít bà mẹ trên thế giới, các chuyên gia y tế lại hoài nghi về công dụng của phương pháp sinh con Hoa sen. Theo ATTN, các chuyên gia y tế đã cảnh báo rằng phương pháp sinh con Hoa sen không chỉ gây nguy cơ về mặt y tế mà còn gây phản khoa học. Họ muốn các ông bố bà mẹ nên dừng áp dụng phương pháp này ngay.
Cô gái này kiếm được 12.000$ mỗi tuần. Tìm hiểu ngayCô gái này kiếm được 12.000$ mỗi tuần. Tìm hiểu ngay 2 nguyên nhân dẫn đến đau nhức khớp: thời tiết và2 nguyên nhân dẫn đến đau nhức khớp: thời tiết và Bạn bị đau khớp? Đây là cách hiệu quả mà không cần phẫu thuật! Tìm hiểu ngayBạn bị đau khớp? Đây là cách hiệu quả mà không cần phẫu thuật! Tìm hiểu ngay
|
Tuy nhiên các chuyên gia sản khoa cho rằng phương pháp này chỉ làm tăng nguy cơ em bé bị nhiễm trùng. (ảnh minh họa) |
Bác sĩ Jennifer Gunter cho biết: “Bất cứ ai có hiểu biết về mặt vi sinh học đều có thể nhận ra việc trẻ sơ sinh gắn liền dây rốn với nhau thai đang phân hủy là vô cùng nguy hiểm. Chúng có thể là nguồn lây nhiễm bệnh cho em bé.”
Tiến sĩ Gunter không phải là người duy nhất phản đối phương pháp sinh con này. Bác sĩ sản phụ khoa Amy Tuter cũng khẳng định: “Có một thực tế là phương pháp này không hề mang lại lợi ích y khoa hay khoa học gì nhưng lại có nguy cơ gây nhiễm trùng rất lớn.”
Tiến sĩ Gunter cũng cho biết mặc dù những nghiên cứu mới cho rằng nên chậm cắt dây rốn cho bé sơ sinh từ 30-60 giây nhưng đó là thời gian tối đa và không nên kéo dài thêm. “Từ ngày xưa, nhau thai đã bị loại bỏ như một loại rác thải y tế. Tôi nghĩ điều này là có lý do.”