Theo thông tin trên Sức khoẻ và Đời sống, sau cơn sốt thuốc chloroquin, aspirin ở năm thứ nhất COVID-19, thì năm thứ 2 người ta lại đua nhau tìm mua lo tích trữ xuyên tâm liên, corticoid. Rồi đến tylenol được thổi bùng lên thành "thần dược". Sở dĩ có hiện tượng này là do những thông tin thiếu chính xác trên mạng, cùng với sự hoảng sợ về dịch bệnh, nên người dân mù quáng tin theo. Hoặc là với tâm lý tích trữ để dự phòng khi dịch bùng phát thì không có mà mua.Rất nhiều người "sính" hàng ngoại, cho nên truyền tai nhau đi tìm mua thuốc này. Thực tế, đó chỉ là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường, không phải là thuốc điều trị COVID-19. Nhưng chính tâm lý sính ngoại và tìm mua bằng được tên thương mại, đã khiến giá thuốc đội giá tăng vọt, vượt xa giá trị vốn có.Các dược sĩ cho biết, bất kỳ thuốc nào trên thị trường chứa hoạt chất acetaminophen cũng sẽ có hiệu quả giảm đau, hạ sốt tương tự tylenol, vì vậy không nên cố tìm cho được cái đang được đồn là "thuốc chữa COVID-19 Mỹ" này. Sau khi uống thuốc khoảng 30 phút đến 1 giờ thì mới có tác dụng hạ sốt và giảm đau. Vì vậy không nên nôn nóng uống thêm thuốc, vì sẽ bị quá liều gây hại cho gan, thận.Hiện tại, chỉ có thuốc Remdesivir được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt là thuốc điều trị cho bệnh nhân COVID-19 từ 22/10/2020. Remdesivir có khả năng rút ngắn thời gian hồi phục và giảm tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân COVID-19 diễn tiến nặng thông qua ức chế hiệu quả sự nhân lên của virus SARS-CoV-2. Dẫu vậy hiệu quả của thuốc này được cho là vẫn còn khiêm tốn.Ngoài, Remdesivir, FDA cũng cấp phép sử dụng khẩn cấp thuốc kháng viêm dạng corticosteroid dexamethasone để điều trị COVID-19 trong một số trường hợp. Dexamethasone có khả năng giảm tổn thương phổi thông qua hoạt tính kháng viêm.Việc sử dụng dexamethasone có thể làm giảm tỉ lệ tử vong khoảng 30% đối với những bệnh nhân sử dụng máy thở và khoảng 20% đối với những bệnh nhân cần bổ sung oxy.Ngoài ra, theo khuyến nghị của FDA, dexamethasone có thể được sử dụng kết hợp với remdesivir đối với những người nhập viện với COVID-19 đang sử dụng máy thở hoặc cần bổ sung oxy.Ngoài hai loại thuốc điều trị phía trên, không có bất cứ loại thuốc nào khác được cho là có thể trị được COVID-19. Song, gần đây, có nhiều nguồn thông tin chưa được kiểm chứng cho biết, thuốc Tylenol xuất xứ từ Mỹ có khả năng điều trị COVID-19 tại nhà.Đây là thông tin hoàn toàn sai lệch, thiếu chính xác trên mạng. Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Sang, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), Tylenol thực chất là Acetaminophen, loại thuốc hạ sốt, giảm đau, dùng cho trẻ em và người lớn.Các thuốc chứa Acetaminophen với nhiều dạng bào chế ngoài Tylenol còn có Panadol, Paracetamol, Efferalgan, Hapacol, Decolgen, Alaxan, Acemol, Mexcold…, không thể chữa được COVID-19.Cùng chung quan điểm, TS.DS Phạm Đức Hùng (từng thực tập ở Đại học Harvard, Mỹ; tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Leuven, Vương quốc Bỉ), cho biết cũng như các loại thuốc khác chứa hoạt chất Acetaminophen, Tylenol chỉ giúp điều trị hoặc làm giảm nhẹ triệu chứng sốt, đau. Đây không phải là thuốc trị COVID-19.Hiện nay, phương pháp điều trị COVID-19 thường được áp dụng theo triệu chứng. Vậy nên khi sốt, các thuốc hạ sốt thường được dùng. Những bệnh nhân dương tính nCoV, có triệu chứng nhẹ chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt, giảm đau là bệnh dần khỏi. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng các thuốc chứa Acetaminophen có thể dùng để điều trị COVID-19.Tylenol thực chất chỉ có tác dụng hạ sốt, giảm đau thông thường, phổ biến và rất có sẵn trên thị trường với giá thành khá rẻ, không phải là thuốc điều trị COVID-19. Chính vì vậy, khi có những triệu chứng tăng nặng như thấy rất khó thở, đau dai dẳng hoặc cảm giác có áp lực trong lồng ngực, không thể tỉnh táo, da môi hoặc móng tay màu nhợt nhạt, mất sức sống, bệnh nhân COVID-19 nên tìm sự giúp đỡ của nhân viên y tế ngay, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc lung tung. Ảnh minh hoạ: InternetMời quý độc giả xem video: Những ai được ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầu tiên tại Việt Nam. Nguồn: Alo Bác sĩ.
Theo thông tin trên Sức khoẻ và Đời sống, sau cơn sốt thuốc chloroquin, aspirin ở năm thứ nhất COVID-19, thì năm thứ 2 người ta lại đua nhau tìm mua lo tích trữ xuyên tâm liên, corticoid. Rồi đến tylenol được thổi bùng lên thành "thần dược". Sở dĩ có hiện tượng này là do những thông tin thiếu chính xác trên mạng, cùng với sự hoảng sợ về dịch bệnh, nên người dân mù quáng tin theo. Hoặc là với tâm lý tích trữ để dự phòng khi dịch bùng phát thì không có mà mua.
Rất nhiều người "sính" hàng ngoại, cho nên truyền tai nhau đi tìm mua thuốc này. Thực tế, đó chỉ là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường, không phải là thuốc điều trị COVID-19. Nhưng chính tâm lý sính ngoại và tìm mua bằng được tên thương mại, đã khiến giá thuốc đội giá tăng vọt, vượt xa giá trị vốn có.
Các dược sĩ cho biết, bất kỳ thuốc nào trên thị trường chứa hoạt chất acetaminophen cũng sẽ có hiệu quả giảm đau, hạ sốt tương tự tylenol, vì vậy không nên cố tìm cho được cái đang được đồn là "thuốc chữa COVID-19 Mỹ" này. Sau khi uống thuốc khoảng 30 phút đến 1 giờ thì mới có tác dụng hạ sốt và giảm đau. Vì vậy không nên nôn nóng uống thêm thuốc, vì sẽ bị quá liều gây hại cho gan, thận.
Hiện tại, chỉ có thuốc Remdesivir được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt là thuốc điều trị cho bệnh nhân COVID-19 từ 22/10/2020. Remdesivir có khả năng rút ngắn thời gian hồi phục và giảm tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân COVID-19 diễn tiến nặng thông qua ức chế hiệu quả sự nhân lên của virus SARS-CoV-2. Dẫu vậy hiệu quả của thuốc này được cho là vẫn còn khiêm tốn.
Ngoài, Remdesivir, FDA cũng cấp phép sử dụng khẩn cấp thuốc kháng viêm dạng corticosteroid dexamethasone để điều trị COVID-19 trong một số trường hợp. Dexamethasone có khả năng giảm tổn thương phổi thông qua hoạt tính kháng viêm.
Việc sử dụng dexamethasone có thể làm giảm tỉ lệ tử vong khoảng 30% đối với những bệnh nhân sử dụng máy thở và khoảng 20% đối với những bệnh nhân cần bổ sung oxy.
Ngoài ra, theo khuyến nghị của FDA, dexamethasone có thể được sử dụng kết hợp với remdesivir đối với những người nhập viện với COVID-19 đang sử dụng máy thở hoặc cần bổ sung oxy.
Ngoài hai loại thuốc điều trị phía trên, không có bất cứ loại thuốc nào khác được cho là có thể trị được COVID-19. Song, gần đây, có nhiều nguồn thông tin chưa được kiểm chứng cho biết, thuốc Tylenol xuất xứ từ Mỹ có khả năng điều trị COVID-19 tại nhà.
Đây là thông tin hoàn toàn sai lệch, thiếu chính xác trên mạng. Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Sang, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), Tylenol thực chất là Acetaminophen, loại thuốc hạ sốt, giảm đau, dùng cho trẻ em và người lớn.
Các thuốc chứa Acetaminophen với nhiều dạng bào chế ngoài Tylenol còn có Panadol, Paracetamol, Efferalgan, Hapacol, Decolgen, Alaxan, Acemol, Mexcold…, không thể chữa được COVID-19.
Cùng chung quan điểm, TS.DS Phạm Đức Hùng (từng thực tập ở Đại học Harvard, Mỹ; tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Leuven, Vương quốc Bỉ), cho biết cũng như các loại thuốc khác chứa hoạt chất Acetaminophen, Tylenol chỉ giúp điều trị hoặc làm giảm nhẹ triệu chứng sốt, đau. Đây không phải là thuốc trị COVID-19.
Hiện nay, phương pháp điều trị COVID-19 thường được áp dụng theo triệu chứng. Vậy nên khi sốt, các thuốc hạ sốt thường được dùng. Những bệnh nhân dương tính nCoV, có triệu chứng nhẹ chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt, giảm đau là bệnh dần khỏi. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng các thuốc chứa Acetaminophen có thể dùng để điều trị COVID-19.
Tylenol thực chất chỉ có tác dụng hạ sốt, giảm đau thông thường, phổ biến và rất có sẵn trên thị trường với giá thành khá rẻ, không phải là thuốc điều trị COVID-19. Chính vì vậy, khi có những triệu chứng tăng nặng như thấy rất khó thở, đau dai dẳng hoặc cảm giác có áp lực trong lồng ngực, không thể tỉnh táo, da môi hoặc móng tay màu nhợt nhạt, mất sức sống, bệnh nhân COVID-19 nên tìm sự giúp đỡ của nhân viên y tế ngay, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc lung tung. Ảnh minh hoạ: Internet