Vắc xin COVID-19 đang được tiêm ở nhiều nơi trên thế giới và các bác sĩ thường nhắc mọi người uống nhiều nước hơn sau khi tiêm. Thế nhưng trên thực tế, một số đối tượng phải cực kỳ cẩn thận khi uống nhiều nước sau khi tiêm vắc xin COVID-19.Mới đây, ông Trương, người Chương Hóa, Đài Loan sau khi tiêm vắc xin COVID-19 về thì uống rất nhiều nước, theo đúng lợi dặn của bác sĩ. Xong chỉ vài ngày sau, ông Trương ho nặng, đặc biệt cứ nằm xuống lại ho không dừng được. Bên cạnh đó, ông Trương con bị phù bắp chân.Đến bệnh viện khám, ông Trương mới biết mình đã bị tràn dịch màng phổi do uống quá nhiều nước cùng một lúc, phải lập tức nhập viện để điều trị khẩn cấp.Theo bác sĩ Hứa Đông Cẩm, trưởng khoa tim mạch của Bệnh viện Chương Hóa thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan, nếu tim không tốt, uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn là điều cấm kỵ, phải uống từ từ để tránh rủi ro của bệnh tràn dịch màng phổi. Bên cạnh đó, bệnh nhân bị bệnh thận cũng có khả năng bị tràn dịch phổi tương tự, hãy cực kỳ thận trọng.Về trường hợp của ông Trương, nghe nói tiêm vắc xin COVID-19 xong phải uống nhiều nước, ông uống tới gần 1 lít nước/1 lần, điều này đã khiến ông gặp phải tình huống ho liên tục, thở khò khè, tức ngực. (Trong ảnh là bác sĩ Thái Mẫn Duệ - Chủ nhiệm khoa Thận - Bệnh viện Chương Hóa)Mới đầu còn tưởng đó là tác dụng phụ của vắc xin hoặc bị cảm lạnh, thế nhưng ngay sau đó ông Trương lại phát hiện bắp chân bị phù. Vội vàng đi khám, không ngờ đó là do phổi bị tích nước gây tràn dịch màng phổi.Bác sĩ Hứa Đông Cẩm giải thích thêm, trái tim giống như một cái máy bơm, co bóp liên tục để bơm máu có oxy lên phổi đi khắp cơ thể, tuy nhiên, những bệnh nhân tim bị suy yếu, nếu uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn sẽ khiến lượng nước dư thừa bị đẩy đến thận quá muộn, ứ lại và dễ bị tràn dịch phổi.Theo bác sĩ, sau khi tiêm vắc xin COVID-19, tốt nhất nên thường xuyên đo nhiệt độ cơ thể và uống nhiều nước. Nhưng bệnh nhân mắc bệnh tim nên duy trì lượng uống vừa phải, uống từ từ, giãn cách khoảng thời gian uống nước để tim có đủ thời gian hoạt động, loại trừ nguy cơ bị tràn dịch phổi. Nếu không, một khi bị tràn dịch phổi, nghiêm trọng nhất có thể tử vong do suy hô hấp.Bác sĩ Thái Mân Duệ - Chủ nhiệm Khoa Thận bệnh viện Chương Hóa cũng cho biết, những bệnh nhân mắc bệnh thận nặng như lọc máu cũng nên nhớ, không uống quá nhiều nước sau khi tiêm vắc xin, vì họ không thể điều chỉnh lượng nước dư thừa như người có chức năng thận bình thường. Việc uống quá nhiều nước cũng có thể gây phù toàn thân, cơ thể tích nước nhiều rồi tràn dịch phổi.Nhìn chung, sau khi tiêm vắc xin COVID-19 nên uống nước bổ sung nhưng phải uống vào các thời điểm riêng biệt, không tập trung uống nhiều nước trong thời gian ngắn.Mời quý độc giả xem video: Những ai được ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầu tiên tại Việt Nam. Nguồn: Alo Bác sĩ.
Vắc xin COVID-19 đang được tiêm ở nhiều nơi trên thế giới và các bác sĩ thường nhắc mọi người uống nhiều nước hơn sau khi tiêm. Thế nhưng trên thực tế, một số đối tượng phải cực kỳ cẩn thận khi uống nhiều nước sau khi tiêm vắc xin COVID-19.
Mới đây, ông Trương, người Chương Hóa, Đài Loan sau khi tiêm vắc xin COVID-19 về thì uống rất nhiều nước, theo đúng lợi dặn của bác sĩ. Xong chỉ vài ngày sau, ông Trương ho nặng, đặc biệt cứ nằm xuống lại ho không dừng được. Bên cạnh đó, ông Trương con bị phù bắp chân.
Đến bệnh viện khám, ông Trương mới biết mình đã bị tràn dịch màng phổi do uống quá nhiều nước cùng một lúc, phải lập tức nhập viện để điều trị khẩn cấp.
Theo bác sĩ Hứa Đông Cẩm, trưởng khoa tim mạch của Bệnh viện Chương Hóa thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan, nếu tim không tốt, uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn là điều cấm kỵ, phải uống từ từ để tránh rủi ro của bệnh tràn dịch màng phổi. Bên cạnh đó, bệnh nhân bị bệnh thận cũng có khả năng bị tràn dịch phổi tương tự, hãy cực kỳ thận trọng.
Về trường hợp của ông Trương, nghe nói tiêm vắc xin COVID-19 xong phải uống nhiều nước, ông uống tới gần 1 lít nước/1 lần, điều này đã khiến ông gặp phải tình huống ho liên tục, thở khò khè, tức ngực. (Trong ảnh là bác sĩ Thái Mẫn Duệ - Chủ nhiệm khoa Thận - Bệnh viện Chương Hóa)
Mới đầu còn tưởng đó là tác dụng phụ của vắc xin hoặc bị cảm lạnh, thế nhưng ngay sau đó ông Trương lại phát hiện bắp chân bị phù. Vội vàng đi khám, không ngờ đó là do phổi bị tích nước gây tràn dịch màng phổi.
Bác sĩ Hứa Đông Cẩm giải thích thêm, trái tim giống như một cái máy bơm, co bóp liên tục để bơm máu có oxy lên phổi đi khắp cơ thể, tuy nhiên, những bệnh nhân tim bị suy yếu, nếu uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn sẽ khiến lượng nước dư thừa bị đẩy đến thận quá muộn, ứ lại và dễ bị tràn dịch phổi.
Theo bác sĩ, sau khi tiêm vắc xin COVID-19, tốt nhất nên thường xuyên đo nhiệt độ cơ thể và uống nhiều nước. Nhưng bệnh nhân mắc bệnh tim nên duy trì lượng uống vừa phải, uống từ từ, giãn cách khoảng thời gian uống nước để tim có đủ thời gian hoạt động, loại trừ nguy cơ bị tràn dịch phổi. Nếu không, một khi bị tràn dịch phổi, nghiêm trọng nhất có thể tử vong do suy hô hấp.
Bác sĩ Thái Mân Duệ - Chủ nhiệm Khoa Thận bệnh viện Chương Hóa cũng cho biết, những bệnh nhân mắc bệnh thận nặng như lọc máu cũng nên nhớ, không uống quá nhiều nước sau khi tiêm vắc xin, vì họ không thể điều chỉnh lượng nước dư thừa như người có chức năng thận bình thường. Việc uống quá nhiều nước cũng có thể gây phù toàn thân, cơ thể tích nước nhiều rồi tràn dịch phổi.
Nhìn chung, sau khi tiêm vắc xin COVID-19 nên uống nước bổ sung nhưng phải uống vào các thời điểm riêng biệt, không tập trung uống nhiều nước trong thời gian ngắn.