Thịt lợn là nguyên liệu phổ biến nhất trong bữa ăn gia đình. Nó cung cấp lượng lớn chất đạm, chất béo, vitamin, sắt, canxi cùng nhiều khoáng chất cho cơ thể. Thịt lợn tuy tốt nhưng có những bộ phận cực bẩn ở lợn không nên ăn. Nhiều người không biết vẫn tận dụng để chế biến món ngon, thả lẩu dịp Tết gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. (Ảnh minh họa)Lòng: Khi ăn, phần lòng mang lại cảm giác giòn dai khiến nhiều người rất thích, đặc biệt hay dùng để nhúng lẩu dịp Tết. Lòng lợn tuy ngon song lại là một trong những bộ phận bẩn nhất ở lợn, tuyệt đối không nên ăn nhiều.Được biết, lòng lợn là nơi tiêu hóa thức ăn, chứa rất nhiều vi khuẩn có hại. Cấu tạo bộ phận này cũng rất khó làm sạch. Nếu không cẩn trọng, đồ ăn sẽ nhiễm khuẩn. Đặc biệt khi dùng lòng nhúng lẩu, bạn cần đảm bảo nguyên liệu được làm chín kỹ. Nếu không, người ăn có thể đối diện tình trạng tiêu chảy, khó tiêu.Bên cạnh đó, lòng lợn dù được làm sạch tới đâu vẫn là bộ phận nội tạng, thành phần chứa nhiều cholesterol xấu. Vì vậy, dù đã làm sạch thì cũng không nên ăn quá nhiều bởi chúng rất bất lợi cho cơ thể.Óc lợn: Óc lợn mềm ngọt, rất được chuộng dùng để nhúng lẩu. Thực phẩm này cũng chứa nhiều canxi, phốt pho có tác dụng tiêu trừ mệt mỏi, cải thiện chứng mất ngủ, thiếu máu, suy nhược thần kinh...Tuy chứa nhiều thành phần có lợi song tuyệt đối không nên ăn nhiều óc lợn. Nguyên nhân bởi bộ phận này chứa lượng lớn cholesterol. Trung bình 100g óc lợn chứa tới 3100mg cholesterol – cao gấp 7 lần nhu cầu hàng ngày. Nạp quá nhiều chất này có thể gây tăng huyết áp, đe dọa sức khỏe tim mạch.Phổi: Phổi là một trong những bộ phận bẩn nhất ở lợn, chứa nhiều độc tố. Được biết, phổi là bộ phận thuộc hệ hô hấp, trong khi đó, lợn có thói quen hít thở sát đất nên có khả năng hít lượng lớn bụi bẩn hàng ngày, thậm chí cả bụi kim loại nặng. Những thứ này sẽ nằm sâu và bám luôn trong phổi.Khi ăn phổi, bụi bẩn và bụi kim loại này sẽ thâm nhập vào cơ thể, gây hại sức khỏe. Chưa kể, phổi lợn có thể chứa nhiều ký sinh trùng, bệnh dịch và vi khuẩn do thói quen hít thở sát mặt đất của chúng.Phổi cũng là bộ phận khó làm sạch. Cấu tạo của chúng rất phức tạp. Lau rửa bằng cách thông thường khó có thể loại bỏ hết vết bẩn bám vào trong quá trình giết mổ. Mặt khác, phổi còn được đánh giá là bộ phận nặng mùi nhất ở lợn. Quá trình chế biến không kỹ, món ăn sẽ rất khó nuốt.Thận lợn: Nhiều người thích ăn thận lợn, thậm chí còn cho rằng bộ phận này có khả năng tăng cường chức năng thận, ngăn ngừa suy giảm tuyến tiền liệt, thận. Vậy nhưng, chuyên gia sức khỏe lại khuyên không nên ăn nhiều.Điều này bắt nguồn từ nguyên nhân thận là cơ quan bài tiết chính trong hệ tiết niệu, giúp lọc máu, loại bỏ độc tố và chất thải ra khỏi máu nên có khả năng tích tụ những chất có hại. Hàm lượng cholesterol trong thận lợn rất cao. Ăn nhiều không có lợi, thậm chí tăng nguy cơ xơ vữa động mạch vành.Gan: Gan cũng rất được “ưu ái” làm nguyên liệu nhúng lẩu ngày Tết. Vậy nhưng, gan là bộ phận giải độc lớn nhất trong cơ thể lợn. Quá trình tiêu hóa, các loại thức ăn, thuốc đều qua gan phân giải. Điều này khiến gan có khả năng tích tụ những chất có hại.Tương tự những phần nội tạng khác, hàm lượng cholesterol trong gan cũng rất lớn. Ăn nhiều dễ dẫn đến dư thừa cholesterol trong máu gây nên các vấn đề tim mạch.
Mời độc giả xem thêm video: 82 người tại Phú Yên ngộ độc thực phẩm (Nguồn video: THĐT)
Thịt lợn là nguyên liệu phổ biến nhất trong bữa ăn gia đình. Nó cung cấp lượng lớn chất đạm, chất béo, vitamin, sắt, canxi cùng nhiều khoáng chất cho cơ thể. Thịt lợn tuy tốt nhưng có những bộ phận cực bẩn ở lợn không nên ăn. Nhiều người không biết vẫn tận dụng để chế biến món ngon, thả lẩu dịp Tết gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Lòng: Khi ăn, phần lòng mang lại cảm giác giòn dai khiến nhiều người rất thích, đặc biệt hay dùng để nhúng lẩu dịp Tết. Lòng lợn tuy ngon song lại là một trong những bộ phận bẩn nhất ở lợn, tuyệt đối không nên ăn nhiều.
Được biết, lòng lợn là nơi tiêu hóa thức ăn, chứa rất nhiều vi khuẩn có hại. Cấu tạo bộ phận này cũng rất khó làm sạch. Nếu không cẩn trọng, đồ ăn sẽ nhiễm khuẩn. Đặc biệt khi dùng lòng nhúng lẩu, bạn cần đảm bảo nguyên liệu được làm chín kỹ. Nếu không, người ăn có thể đối diện tình trạng tiêu chảy, khó tiêu.
Bên cạnh đó, lòng lợn dù được làm sạch tới đâu vẫn là bộ phận nội tạng, thành phần chứa nhiều cholesterol xấu. Vì vậy, dù đã làm sạch thì cũng không nên ăn quá nhiều bởi chúng rất bất lợi cho cơ thể.
Óc lợn: Óc lợn mềm ngọt, rất được chuộng dùng để nhúng lẩu. Thực phẩm này cũng chứa nhiều canxi, phốt pho có tác dụng tiêu trừ mệt mỏi, cải thiện chứng mất ngủ, thiếu máu, suy nhược thần kinh...
Tuy chứa nhiều thành phần có lợi song tuyệt đối không nên ăn nhiều óc lợn. Nguyên nhân bởi bộ phận này chứa lượng lớn cholesterol. Trung bình 100g óc lợn chứa tới 3100mg cholesterol – cao gấp 7 lần nhu cầu hàng ngày. Nạp quá nhiều chất này có thể gây tăng huyết áp, đe dọa sức khỏe tim mạch.
Phổi: Phổi là một trong những bộ phận bẩn nhất ở lợn, chứa nhiều độc tố. Được biết, phổi là bộ phận thuộc hệ hô hấp, trong khi đó, lợn có thói quen hít thở sát đất nên có khả năng hít lượng lớn bụi bẩn hàng ngày, thậm chí cả bụi kim loại nặng. Những thứ này sẽ nằm sâu và bám luôn trong phổi.
Khi ăn phổi, bụi bẩn và bụi kim loại này sẽ thâm nhập vào cơ thể, gây hại sức khỏe. Chưa kể, phổi lợn có thể chứa nhiều ký sinh trùng, bệnh dịch và vi khuẩn do thói quen hít thở sát mặt đất của chúng.
Phổi cũng là bộ phận khó làm sạch. Cấu tạo của chúng rất phức tạp. Lau rửa bằng cách thông thường khó có thể loại bỏ hết vết bẩn bám vào trong quá trình giết mổ. Mặt khác, phổi còn được đánh giá là bộ phận nặng mùi nhất ở lợn. Quá trình chế biến không kỹ, món ăn sẽ rất khó nuốt.
Thận lợn: Nhiều người thích ăn thận lợn, thậm chí còn cho rằng bộ phận này có khả năng tăng cường chức năng thận, ngăn ngừa suy giảm tuyến tiền liệt, thận. Vậy nhưng, chuyên gia sức khỏe lại khuyên không nên ăn nhiều.
Điều này bắt nguồn từ nguyên nhân thận là cơ quan bài tiết chính trong hệ tiết niệu, giúp lọc máu, loại bỏ độc tố và chất thải ra khỏi máu nên có khả năng tích tụ những chất có hại. Hàm lượng cholesterol trong thận lợn rất cao. Ăn nhiều không có lợi, thậm chí tăng nguy cơ xơ vữa động mạch vành.
Gan: Gan cũng rất được “ưu ái” làm nguyên liệu nhúng lẩu ngày Tết. Vậy nhưng, gan là bộ phận giải độc lớn nhất trong cơ thể lợn. Quá trình tiêu hóa, các loại thức ăn, thuốc đều qua gan phân giải. Điều này khiến gan có khả năng tích tụ những chất có hại.
Tương tự những phần nội tạng khác, hàm lượng cholesterol trong gan cũng rất lớn. Ăn nhiều dễ dẫn đến dư thừa cholesterol trong máu gây nên các vấn đề tim mạch.
Mời độc giả xem thêm video: 82 người tại Phú Yên ngộ độc thực phẩm (Nguồn video: THĐT)