Gia đình tôi làm kinh doanh, gia cảnh khá giả, còn chồng tôi sinh ra trong một gia đình thuần nông, điều kiện kinh tế chỉ ở mức trung bình, nhưng bù lại chồng rất yêu thương và chu đáo với tôi.
Ban đầu, bố mẹ tôi không đồng ý mối hôn sự này, nhưng sau một thời gian thấy chồng tôi là con rể tốt nên ông bà mới gật đầu đồng ý.
Nhà chồng tôi kinh tế không tốt lắm nên lúc chúng tôi cưới, nhà nội chỉ cho hai vợ chồng 20 triệu lấy vốn làm ăn. Còn nhà ngoại cho 200.000 triệu, cộng thêm một ngôi nhà và một chiếc xe hơi dù cả hai vợ chồng tôi đều chưa có bằng lái xe. Bố cũng khuyên hai đứa nên đi học lái xe để lấy cái bằng, sau mang thai, sinh con đi lại cho tiện.
Còn ngôi nhà vẫn đang trong quá trình sửa chữa, thiết kế nội thất nên chúng tôi vẫn chưa dọn vào ở ngay được, đành phải mang cả xe cả người về ở chung với bố mẹ chồng một thời gian.
Khi lấy chồng rồi, tôi mới thấy mẹ chồng khó hòa hợp, lúc nào cũng thiên vị em trai chồng. (Ảnh minh họa)
Trước đây khi chưa lấy chồng, tôi cứ nghĩ mẹ chồng là người khéo ăn khéo nói, nhưng về sống chung rồi mới thấy bà thật khó hòa hợp, cái gì cũng thiên vị em trai của chồng tôi (ít hơn chồng tôi 2 tuổi).
Lúc đầu tôi cũng không hiểu, nhưng sau này chồng giải thích rằng do gia đình chu cấp cho anh học đại học nên mới có thành tựu như ngày hôm nay, còn chú thì không được như vậy vì kinh tế eo hẹp.
Bố mẹ và anh đều cảm thấy nợ chú nên có phần thiên vị chú hơn. Nghe chồng nói vậy, tôi cũng chẳng để tâm nữa vì dù sao chúng tôi cũng không ở với bố mẹ và chú cả đời, nhà sửa xong chúng tôi sẽ ra ở riêng ngay.
Em trai của chồng tôi bắt đầu đi làm thêm sau khi tốt nghiệp cấp 3, không có tay nghề gì nên công việc luôn bấp bênh, thu nhập không cao. Có lẽ vì vậy mà người nhà giới thiệu cho chú bao nhiêu cô gái rồi nhưng vẫn không có kết quả gì.
Chồng tôi cũng rất lo lắng về chuyện đại sự của em trai, vì dù gì chú ấy năm nay cũng 29 tuổi rồi chứ đâu có nhỏ nữa.
Nhưng cách đây vài ngày, ngay khi vợ chồng tôi đi làm về, mẹ chồng tôi vui vẻ nói rằng cuối tuần sẽ sang nhà gái dạm ngõ cho em trai, bảo chúng tôi sắp xếp công việc để đi cùng.
Nghe tin chú sắp lấy được vợ, chúng tôi mừng thay cho chú. Vợ chồng tôi cũng mới tổ chức đám cưới chưa đầy 1 tháng, nay chú lại dạm ngõ, quả là hạnh phúc nhân đôi mà.
Vào ngày dạm ngõ, chúng tôi mang trầu cầu sang nhà gái thưa chuyện. Buổi lễ diễn ra rất suôn sẻ, tôi ngồi phía ngoài không nghe rõ hai bên gia đình nói gì nhưng nhìn mọi người vui vẻ như thế chắc hẳn nhà gái rất hài lòng với những điều kiện mà gia đình nhà chồng tôi đưa ra. Lúc đó tôi cũng tò mò lắm, không biết mẹ chồng tôi hứa với gia đình họ những gì.
Sau buổi nói chuyện, nhà gái có mời nhà chúng tôi ở lại dự bữa cơm thân mật, lúc này vợ chồng tôi với mẹ chồng ngồi chung một bàn.
Một lát sau, ông thông gia tới chúc rượu và nói với mẹ tôi: “Bà thông gia à, chúng ta đều là người lớn cả rồi nên bà nói đừng có nuốt lời đấy nhé. Bà đã hứa sau khi hai con kết hôn sẽ cho chúng nó một chiếc ô tô mới đấy nhé”.
Mẹ chồng tôi hồ hởi đáp: “Đó là điều đương nhiên rồi. Tôi đã mua xe và để ở nhà sẵn rồi. Ngay sau khi hai đứa kết hôn xong có thể mang xe về sử dụng luôn”.
Nghe những gì mẹ chồng nói trong buổi lễ dạm ngõ của em trai chồng, tôi về nhà liền bán luôn của hồi môn. (Ảnh minh họa)
Nghe mẹ chồng nói, tôi mới chợt nhận ra bà đã dùng chiếc xe mà bố ruột tôi mua cho tôi để làm sính lễ cho vợ tương lai của em chồng.
Tôi gần như nhảy dựng lên khi nghe những lời đó, nhưng thấy mọi người đang rất vui vẻ nên tôi không muốn phá hỏng bầu không khí này.
Chắc chồng tôi cũng nghe ra được ý của mẹ nên sau khi về nhà anh đã nhỏ giọng hỏi mẹ về chuyện này. Không ngờ mẹ chồng tôi lại thản nhiên nói: “Mày không lái được, để ở nhà lâu ngày cũng hỏng đi. Vậy thì dùng nó để em mày cưới vợ trước, mẹ làm thế có gì sai chứ”.
Đó là của hồi môn của tôi, tại sao mẹ lại có thể tự ý quyết định như vậy khi chưa hỏi ý kiến của tôi chứ? Tôi tức lắm nhưng không nói gì, vội ra ngoài rồi khẽ gọi điện cho đứa bạn, nhờ nó nhanh tìm người mua chiếc xe của tôi. Chắc chắn mẹ chồng tôi nổi điên lên mất nhưng tôi không muốn của hồi môn của mình cứ thế rơi vào tay người khác một chút nào.