Chia sẻ trên Zing, Trung Quân tâm sự: “Tôi bị rối loạn lưỡng cực, sáng vui, tối lại buồn. Đôi khi mình chả tìm được lý do, nhưng để bị lâu thì không ổn.
Tôi cũng có đi khám, bác sĩ bảo không đến mức trầm cảm nhưng nên bình tâm lại. Đó là lý do tôi quyết định nghỉ ngơi. Nhưng rồi một vài biến cố lại đến, khiến bản thân không đủ cảm xúc trở lại”.
|
Trung Quân idol chia sẻ anh bị rối loạn lưỡng cực, sáng vui, tối lại buồn. |
Rối loạn lưỡng cực là một chứng bệnh rối loạn tâm thần gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế (trầm cảm) không lý do. Trong lúc vui, bệnh nhân giàu năng lượng, nảy sinh nhiều kế hoạch tham vọng. Thế nhưng, sau đó, họ có thể trở nên hung hăng hay mê sảng, hoang tưởng như người mắc chứng rối loạn tâm thần.
Nguyên nhân chính xác của hội chứng hiện chưa được tìm ra. Một số nhà khoa học tại Royal College of Psychiatrists (Anh) cho rằng nguồn gốc bệnh có thể do bị tổn thương lúc nhỏ, di truyền hoặc ảnh hưởng bởi hóa chất. Tại Anh, cứ 100 người trưởng thành có một người nhiễm hội chứng Rối loạn lưỡng cực.
|
Rối loạn lưỡng cực là nhóm các bệnh lý khá nặng nề. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao hơn bệnh trầm cảm. |
Phân biệt rối loạn lưỡng cực và trầm cảm
Để điều trị rối loạn lưỡng cực hiệu quả, cần chẩn đoán chính xác căn bệnh. Việc phân biệt rối loạn lưỡng cực và trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm của rối loạn lưỡng cực là rất cần thiết vì 2 bệnh này khác nhau về di truyền, gốc lâm sàng, kết quả, và điều trị.
Bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực sẽ rất khó để chẩn đoán nếu bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm và không có những biểu hiện hưng cảm hoặc phấn khích.
Mời độc giả theo dõi Video "Lạ lùng chú chó cảnh báo bệnh động kinh cho chủ". Nguồn: VTC.
Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực có 3 giai đoạn khác nhau: Giai đoạn trầm cảm nặng; Giai đoạn hưng cảm, hưng phấn và Giai đoạn trầm cảm.
Rối loạn lưỡng cực là nhóm các bệnh lý khá nặng nề. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao hơn bệnh trầm cảm.
Điều trị rối loạn lưỡng cực
Các bệnh nhân rối loạn lưỡng cực cần được thăm khám tại các cơ sở y tế. Sau khi được khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh rối loạn lưỡng cực. Bên cạnh đó, người bệnh có thể được yêu cầu làm các xét nghiệm máu, hoặc các xét nghiệm khác để chắc chắn người bệnh có những triệu chứng đang mắc không phải là do một bệnh lý nào khác gây ra.
|
Bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực không thể chữa khỏi hoàn toàn. |
Khi có kết quả, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chứa lithium để giúp người bệnh cân bằng cảm xúc. Thêm vào đó, người bệnh sẽ được theo dõi liên tục trong thời gian dài để ngăn ngừa tái phát rối loạn lưỡng cực hưng cảm hoặc trạng thái trầm cảm. Người bệnh sẽ có thể phải uống lithium suốt đời nếu bệnh trở nặng.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ dùng các liệu pháp tâm lý để giúp người bệnh điều trị rối loạn hành và cách kiểm soát suy nghĩ của bản thân.
Người bị bệnh rối loạn lưỡng cực cần có chế độ sinh hoạt hợp lý: ngủ đủ giấc và cố định theo giờ, không mặc cảm tự ti với xã hội, tham gia các hoạt động xã hội, tránh xa các chất kích thích như cà phê, bia , rượu...