Cách nào phát hiện và phòng bệnh trầm cảm nghiêm trọng như Nam Em

Google News

(Kiến Thức) - Xem lại tiết mục Nam Em thể hiện trên sóng truyền hình khiến Dương Yến Ngọc lo lắng nhắn nhủ đàn em: “Nam Em bị trầm cảm cấp độ 2, không điều trị kịp thời sẽ tâm thần hoặc tự tử chết”.

Mới đây, Nam Em xuất hiện với tinh thần u uất khi tham gia một show âm nhạc, thậm chí, khi xem tiết mục cô còn tự ý cải biên thay vì kết hợp cùng bạn diễn. Sau khi xem được chương trình này, cựu mẫu Dương Yến Ngọc đã nhận định Nam Em đang bị trầm cảm, nếu không chữa kịp thời sẽ dẫn tới hủy hoại chính mình.
Cach nao phat hien va phong benh tram cam nghiem trong nhu Nam Em
Cựu mẫu Dương Yến Ngọc đã nhận định Nam Em đang bị trầm cảm cấp độ 2. Ảnh: Vietnamnet. 
Dương Yến Ngọc viết: "Bạn nào có chơi với Nam Em hãy nhắn giúp tôi đến cô ấy: Những biểu hiện gần đây của bạn ấy cho thấy bạn đang bị trầm cảm cấp độ 2, hãy tìm đến Thiền và Phật pháp ngay trước khi quá muộn. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến trầm cảm cấp độ 3, bạn ấy sẽ bị tâm thần hoặc tử tự chết. Nếu không biết tìm đến Thiền và Phật Pháp như thế nào, hãy inbox tôi sẽ giúp. Đừng xem thường những gì tôi nói ngày hôm nay".
Người đẹp miền Tây liên tục khiến mọi người phải lo lắng khi chia sẻ những clip có phần khác thường trên trang cá nhân. Gần đây, Nam Em thường có những biểu hiện bất thường mất kiểm soát về hành động. Lúc thì múa thìa hát hay bỏ tay khỏi vô lăng khi lái xe, khi lại u sầu não nề ôm mặt hát như kẻ thất tình giữa chốn đông người.
Cach nao phat hien va phong benh tram cam nghiem trong nhu Nam Em-Hinh-2
Nam Em gần đây thường có những biểu hiện bất thường mất kiểm soát về hành động. Ảnh: Vietnamnet. 
Đây không phải là lần đầu tiên Nam Em dính lùm xùm về vấn đề tâm lý. Mỹ nhân 23 tuổi từng khẳng định: "Khùng là thứ bệnh giúp tôi trường tồn". Hơn thế, hình ảnh Nam Em tại một khoa điều trị tâm lý ở TP HCM được công khai cũng từng gây xôn xao dư luận.
Hồi tháng 3 đầu năm, người đẹp Nam Em khiến khán giả bất ngờ khi chia sẻ mình bị mắc chứng rối loạn lưỡng cực nguy hiểm. Khi đi khám bệnh, bác sĩ nói Nam Em bị rối loạn lưỡng cực, tức là vừa trầm cảm vừa hưng cảm, cần thay đổi môi trường sống.
Rối loạn lưỡng cực là một chứng bệnh rối loạn tâm thần gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định. Cụ thể, người bệnh có thể vừa vui vừa buồn cùng một lúc hay chuyển đổi tâm trạng từ hưng phấn sang trầm cảm một cách bất thường.
Cach nao phat hien va phong benh tram cam nghiem trong nhu Nam Em-Hinh-3
Khi trầm cảm nghiêm trọng xảy ra với một bệnh nhân lưỡng cực có thể đãn đến suy nghĩ về tự sát hoặc về một cái chết đột ngột. Ảnh: Internet. 
Khi trầm cảm nghiêm trọng xảy ra với một bệnh nhân lưỡng cực, họ sẽ có những cảm giác cực kỳ buồn và tuyệt vọng. Có thể có những giai đoạn khó chịu thường xuyên không kiểm soát được, họ có thể suy nghĩ về tự sát hoặc về một cái chết đột ngột.
Một khi giai đoạn hưng cảm xảy ra với một bệnh nhân lưỡng cực, có những cảm giác hưng phấn. Khả năng tự tiểm soát của họ đã biến mất vì họ tin rằng họ có thể làm bất cứ điều gì, sẽ rất khó để trấn tĩnh họ hoặc thuyết phục họ dừng làm những hành vi có hại cho bản thân.
Theo thống kê, nguy cơ dẫn đến tự tử ở những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực khá cao ở mức 6% trong vòng 20 năm trở lại đây. Tỉ lệ tự hủy hoại, hành hạ bản thân còn đáng lo ngại hơn với 30- 40% trên tổng số các ca khác.
Dấu hiệu mắc rối loạn lưỡng cực
Chứng rối loạn lưỡng cực có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thông thường được chẩn đoán ở tuổi vị thành niên hoặc đầu những năm 20, nhất là ở tuổi 25. Các triệu chứng có thể thay đổi tùy từng đối tượng và thay đổi theo thời gian.
Tuy nhiên, theo Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia Mỹ, rối loạn lưỡng cực được chia làm 2 giai đoạn và có những dấu hiệu thường gặp như sau:
Dấu hiệu ở giai đoạn hưng phấn
- Cảm thấy quá hạnh phúc, hưng phấn cao trong thời gian dài.
- Ăn uống nhiều hơn bình thường.
- Hoạt động mạnh liên tục mà không cảm thấy mệt mỏi.
- Thích tham gia vào những hoạt động nguy hiểm như: đua xe, đánh nhau, thử các chất kích thích...
- Giảm khả năng phán xét và thường do dự khi ra quyết định.
- Quá tự tin vào khả năng của bản thân.
Dấu hiệu ở giai đoạn trầm cảm
- Cảm thấy buồn chán, mất niềm tin vào cuộc sống trong thời gian dài.
- Xa lánh bạn bè, gia đình và không còn hứng thú với những sở thích hàng ngày nữa.
- Ăn uống không còn ngon miệng.
- Thường xuyên có ý nghĩ tiêu cực thậm chí cố gắng tự tử.
- Đôi khi nghe thấy có giọng nói bên mình hoặc nhìn thấy ảo giác.
- Ngủ rất ít nhưng vẫn khẳng định đã nghỉ ngơi đủ. Nhiều khi họ mắc chứng mất ngủ hoặc đơn giản cảm thấy mình không cần ngủ.
Khi có những triệu chứng ở trên, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị bệnh đúng cách. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị vì dễ khiến bệnh biến chứng nặng nguy hiểm đến tính mạng.
Cach nao phat hien va phong benh tram cam nghiem trong nhu Nam Em-Hinh-4
Chứng rối loạn lưỡng cực có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thông thường được chẩn đoán ở tuổi vị thành niên hoặc đầu những năm 20, nhất là ở tuổi 25. Ảnh: ShutterStock. 
Cách phòng tránh rối loạn lưỡng cực
Không có cách nào chắc chắn để phòng tránh rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên, nếu sớm phát hiện và điều trị đúng cách sẽ có thể giúp ngăn ngừa rối loạn lưỡng cực hoặc tránh được những biến chứng xấu.
Theo các bác sĩ tâm lý, nếu đã được chẩn đoán bị rối loạn lưỡng cực, người bệnh nên chú ý những điều này để giúp việc điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tránh các chất kích thích: Tuyệt đối tránh rượu bia, hút thuốc lá hay ma túy vì chúng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của người bệnh.
Giữ tinh thần thoải mái: Người bệnh nên tránh làm việc quá sức hay chịu đựng nhiều nhiều áp lực. Đặc biệt những người thân xung quanh nên ở bên cạnh động viên người bệnh.
Thảo Nguyên (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)