Căn bệnh từng khiến Nam Em chán nản, đe dọa tính mạng

Google News

Không chỉ Nam Em mà rất nhiều siêu sao nổi tiếng khác trên thế giới cũng mắc căn bệnh này.

Căn bệnh khiến hàng loạt ngôi sao nổi tiếng cảm thấy mệt mỏi, suy sụp
Sau khi đăng quang cuộc thi "Hoa khôi đồng bằng Sông Cửu Long", Nam Em được mọi người yêu mến vì ngoại hình xinh đẹp, dịu dàng và không kém phần dí dỏm. Đang là gương mặt quen thuộc trên nhiều chương trình truyền hình, Nam Em bỗng có những phát ngôn, hành động dậy sóng về mối quan hệ với Trường Giang.
Kể từ đó, khán giả trông thấy một Nam Em không còn dí dỏm nữa mà thể hiện cảm xúc dễ khóc, dễ cười trên sóng truyền hình. Thậm chí, vì chuyện kinh doanh thua lỗ và mối quan hệ tai tiếng, Nam Em đã có lúc mệt mỏi phải nhập viện và nghĩ đến cái chết.
Can benh tung khien Nam Em chan nan, de doa tinh mang
 
“Lúc đó, mỗi ngày em đều suy nghĩ làm cách nào để chết. Em làm tất cả mọi việc để mọi người ghét em, ghét càng nhiều càng tốt. Mỗi ngày em thức dậy, thấy mọi người ghét em, em rất vui. Lúc đấy em nghĩ em sắp chết rồi, em muốn khi em chết đi không có người nào được yêu thương em nữa, bởi chính em cũng không thể tha thứ cho bản thân mình", Nam Em từng trải lòng trong một chương trình.
Trong buổi ra mắt MV "Cùng anh đi xa", Hoa khôi sinh năm 1996 này cũng đã thú nhận mình bị rối loạn lưỡng cực.
Rối loạn lưỡng cực - căn bệnh tưởng lạ nhưng lại vô cùng phổ biến. Không chỉ Nam Em mà rất nhiều siêu sao nổi tiếng khác trên thế giới cũng mắc căn bệnh này.
Kanye West (chồng cũ Kim Kardashian)
Mới đây, trong lùm xùm ly hôn, Kim Kardashian đã tiết lộ anh chàng rapper anh chàng rapper Kanye West mắc chứng rối loạn lưỡng cực.
Năm 2016, Kanye West đã phải nhập viện để điều trị vì chấn động thần kinh do làm việc quá sức kéo theo cơn mất ngủ triền miên. Tháng 6 cùng năm, rapper người Mỹ đã lên tiếng xác nhận mình bị rối loạn lưỡng cực.
Căn bệnh từng khiến Nam Em chán nản, muốn tự tử hóa ra nhiều siêu sao thế giới cũng đang mắc, dấu hiệu đơn giản nhưng có thể đe dọa tính mạng - Ảnh 2.
Can benh tung khien Nam Em chan nan, de doa tinh mang-Hinh-2
Kim Kardashian và Kanye West. 
Demi Lovato
Vì chứng rối loạn lưỡng cực, sự nghiệp của nữ ca sĩ nổi tiếng Demi Lovato tuột dốc trong khoảng thời gian khá dài, cô luôn tự ti ngoại hình dẫn đến tự làm hại bản thân, rồi sau đó sa đà vào chất kích thích.
Mariah Carey
Luôn tươi cười, vui vẻ trên sân khấu nhưng ngôi sao nhạc pop Mariah Carey lại mắc chứng rối loạn lưỡng cực trong gần 20 năm. Nữ ca sĩ từng chia sẻ: "Tôi vẫn sống trong nỗi lo sợ bị người khác phơi bày mình. Tôi không muốn căn bệnh đó tiếp tục ám ảnh bản thân nên đã bắt đầu tiếp nhận điều trị, gặp gỡ những người có tác động tích cực".
Can benh tung khien Nam Em chan nan, de doa tinh mang-Hinh-3
 
Luôn tươi cười, vui vẻ trên sân khấu nhưng ngôi sao nhạc pop Mariah Carey lại mắc chứng rối loạn lưỡng cực trong gần 20 năm.
Vậy rối loạn lưỡng cực là gì? Có nguy hiểm không?
Rối loạn lưỡng cực là chứng bệnh rối loạn tâm thần gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế (trầm cảm).
Bệnh có tính chất chu kỳ, người bệnh biểu hiện tâm trạng từ lạc quan, bay bổng xen giữa bi quan, chán ghét cuộc sống. Người mắc chứng bệnh này khó duy trì quan hệ xã hội, có đôi khi bị mọi người xa lánh.
1. Nguyên nhân của rối loạn lưỡng cực là gì?
- Di truyền: Nếu trong nhà từng có người mắc bệnh này thì chắc chắn sẽ di truyền lại cho con cháu đời sau.
- Tâm lý xã hội tác động: Người bệnh này sẽ bị một số thứ trong cuộc sống tác động như bị chỉ trích, thất vọng trong tình cảm, công việc, học vấn...
- Yếu tố tâm lý cá nhân: Người đã từng mắc bệnh trầm cảm thì rối loạn lưỡng cực có thể xảy ra.
Căn bệnh từng khiến Nam Em chán nản, muốn tự tử hóa ra nhiều siêu sao thế giới cũng đang mắc, dấu hiệu đơn giản nhưng có thể đe dọa tính mạng - Ảnh 4.
2. Triệu chứng của rối loạn lưỡng cực là gì?
Triệu chứng của rối loạn lưỡng cực khá đơn giản nên rất dễ bị bỏ qua. Cụ thể là:
* Giai đoạn hưng cảm
- Thái độ lạc quan bất thường
- Năng lượng tăng vọt
- Dễ bị kích động
- Cường điệu về hạnh phúc và tự tin (hưng phấn).
- Giảm nhu cầu ngủ
- Nói nhiều
- Có những ý nghĩ hoang tưởng
- Dễ bị phân tâm
* Giai đoạn trầm cảm
- Chán nản
- Mất hứng thú trong hầu hết các hoạt động
- Tăng hoặc giảm cân đáng kể
- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
- Luôn có cảm giác bồn chồn
- Mất năng lượng
- Luôn cảm thấy bản thân không có giá trị và mang cảm giác tội lỗi
- Thiếu tập trung
- Suy nghĩ, lên kế hoạch tự tử
- Lo lắng, đau khổ
- U sầu
- Rối loạn tâm thần
Căn bệnh từng khiến Nam Em chán nản, muốn tự tử hóa ra nhiều siêu sao thế giới cũng đang mắc, dấu hiệu đơn giản nhưng có thể đe dọa tính mạng - Ảnh 5.
Chứng rối loạn lưỡng cực có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thông thường được chẩn đoán ở tuổi vị thành niên hoặc lứa tuổi đầu những năm 20, nhất là ở lứa tuổi 25. Các triệu chứng có thể thay đổi từ người này sang người khác, và các triệu chứng có thể thay đổi theo thời gian.
Theo các chuyên gia, chứng bệnh này rất nguy hiểm. Nó gây ảo giác cùng suy nghĩ tiêu cực có thể khiến bệnh nhân chán nản, muốn chết hoặc tự tử theo nhiều cách khác nhau.
Để phòng tránh rối loạn lưỡng cực, bạn cần thông báo với bác sĩ khi nghi ngờ bản thân có những triệu chứng của rối loạn lưỡng cực. Trong cuộc sống, cần giữ vững tinh thần lạc quan, đảm bảo dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, tránh xa chất kích thích, sống hòa đồng với gia đình, bạn bè.
Liệu bạn có đang bị trầm cảm không, và đang ở mức độ nào? 18 câu hỏi của Nhà tâm thần học Ivan K. Goldberg dưới đây sẽ giúp bạn tự kiểm tra.
Trong mỗi câu hỏi sẽ có 6 mức điểm (0, 1, 2, 3, 4, 5 điểm) tương ứng với các mức độ từ thấp đến cao. Sau khi chọn xong đáp án của mỗi câu hỏi, hãy cộng lại tất cả điểm và xem mình đang ở đâu trên mức thang trầm cảm, và nhớ chỉ được chọn 1 đáp án thôi nhé:
Câu 1: Tôi làm bất kỳ chuyện gì cũng chậm rãi và lề mề
0. Không bao giờ
1. Hơi ít
2. Thỉnh thoảng
3. Vừa phải
4. Khá nhiều
5. Cực kỳ thường xuyên
Câu 2: Tôi thấy tương lai của mình thật sự mù mịt
0. Không bao giờ
1. Hơi ít
2. Thỉnh thoảng
3. Vừa phải
4. Khá nhiều
5. Cực kỳ thường xuyên
Câu 3: Tôi cảm thấy rất khó tập trung trong việc đọc sách báo
0. Không bao giờ
1. Hơi ít
2. Thỉnh thoảng
3. Vừa phải
4. Khá nhiều
5. Cực kỳ thường xuyên
Câu 4: Tôi không thể cảm nhận được những niềm vui và hạnh phúc xung quanh bản thân
0. Không bao giờ
1. Hơi ít
2. Thỉnh thoảng
3. Vừa phải
4. Khá nhiều
5. Cực kỳ thường xuyên
Câu 5: Tôi không thể tự đưa ra quyết định cho bất cứ việc gì
0. Không bao giờ
1. Hơi ít
2. Thỉnh thoảng
3. Vừa phải
4. Khá nhiều
5. Cực kỳ thường xuyên
Câu 6: Tôi không còn hứng thú với những việc đã từng mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bản thân
0. Không bao giờ
1. Hơi ít
2. Thỉnh thoảng
3. Vừa phải
4. Khá nhiều
5. Cực kỳ thường xuyên
Câu 7: Tôi luôn luôn thấy tâm trạng mình buồn phiền, chán nản và mệt mỏi (Điểm đạt:
0. Không bao giờ
1. Hơi ít
2. Thỉnh thoảng
3. Vừa phải
4. Khá nhiều
5. Cực kỳ thường xuyên
Câu 8: Tôi thường xuyên có cảm giác bồn chồn, căng thẳng và bứt rứt
0. Không bao giờ
1. Hơi ít
2. Thỉnh thoảng
3. Vừa phải
4. Khá nhiều
5. Cực kỳ thường xuyên
Câu 9: Tôi thấy cơ thể mình luôn uể oải lẫn mệt nhoài mỗi ngày
0. Không bao giờ
1. Hơi ít
2. Thỉnh thoảng
3. Vừa phải
4. Khá nhiều
5. Cực kỳ thường xuyên
Câu 10: Tôi luôn thấy rất khó khăn khi làm bất kể việc gì, kể cả những thứ bình thường và nhỏ nhặt nhất
0. Không bao giờ
1. Hơi ít
2. Thỉnh thoảng
3. Vừa phải
4. Khá nhiều
5. Cực kỳ thường xuyên
Câu 11: Tôi bị dằn vặt bởi cảm giác tội lỗi, cảm thấy bản thân đáng bị trừng phạt
0. Không bao giờ
1. Hơi ít
2. Thỉnh thoảng
3. Vừa phải
4. Khá nhiều
5. Cực kỳ thường xuyên
Câu 12: Tôi thấy bản thân mình là một kẻ thất bại trong mọi việc
0. Không bao giờ
1. Hơi ít
2. Thỉnh thoảng
3. Vừa phải
4. Khá nhiều
5. Cực kỳ thường xuyên
Câu 13: Tôi không thiết tha gì với cuộc sống nữa, chỉ muốn chết cho xong
0. Không bao giờ
1. Hơi ít
2. Thỉnh thoảng
3. Vừa phải
4. Khá nhiều
5. Cực kỳ thường xuyên
Câu 14: Bản thân lúc nào cũng ngủ quá ít hay quá nhiều, hoặc lẫn lộn với nhau chứ không theo nhịp sinh học
0. Không bao giờ
1. Hơi ít
2. Thỉnh thoảng
3. Vừa phải
4. Khá nhiều
5. Cực kỳ thường xuyên
Câu 15: Tôi luôn tự vấn bản thân và suy nghĩ đến chuyện tự tử
0. Không bao giờ
1. Hơi ít
2. Thỉnh thoảng
3. Vừa phải
4. Khá nhiều
5. Cực kỳ thường xuyên
Câu 16: Tôi thấy bản thân luôn gò bó, tù túng như bị giam hãm
0. Không bao giờ
1. Hơi ít
2. Thỉnh thoảng
3. Vừa phải
4. Khá nhiều
5. Cực kỳ thường xuyên
Câu 17: Tâm trạng tôi luôn có cảm giác hụt hẫng, kể cả khi những điều tốt đẹp xảy ra
0. Không bao giờ
1. Hơi ít
2. Thỉnh thoảng
3. Vừa phải
4. Khá nhiều
5. Cực kỳ thường xuyên
Câu 18: Cân nặng của bản thân không ổn định dù không ăn kiêng, luôn tăng cân hoặc giảm cân mất kiểm soát
0. Không bao giờ
1. Hơi ít
2. Thỉnh thoảng
3. Vừa phải
4. Khá nhiều
5. Cực kỳ thường xuyên
Bạn đã trả lời xong rồi chứ? Bây giờ hãy xem lại tổng số điểm và tra xem mình đang ở cấp độ nào trong căn bệnh trầm cảm nhé.
0 – 9 điểm: Không có nguy cơ trầm cảm
Nếu ở mốc điểm này thì xin chúc mừng, bạn là một trong những người có sức khỏe tinh thần ở mức tốt và ổn định. Bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc với những gì xung quanh mình. Bất kể điều gì cũng không thể đánh gục bạn, luôn nỗ lực để hướng đến thành công và không phụ sự kỳ vọng của người khác đặt vào bản thân mình.
10 – 17 điểm: Có khả năng mắc trầm cảm nhẹ
Mức điểm này cho thấy bạn đang có những dấu hiệu không ổn định về tâm lý, thường xuyên cáu gắt và cảm thấy mệt mỏi với những chuyện nhỏ nhặt. Tuy nhiên sau khi cảm xúc lắng xuống thì bạn lại trở về bình thường, không có gì quá đặc biệt hay quá nguy hiểm.
18 – 21 điểm: Nằm ngay ranh giới của trầm cảm
Ai rơi vào mốc điểm này cũng nên hết sức lưu ý, bởi chỉ cần một tác động tâm lý nhỏ thôi cũng sẽ làm những người này rơi vào trạng thái trầm cảm. Tuy bình thường bạn luôn cảm thấy cô đơn, lạc lõng hay cáu gắt nhưng nếu nhận được sự quan tâm, chăm sóc từ những người xung quanh thì sẽ trở nên yêu đời như thường. Nên lưu ý đừng buông thả bản thân, nếu không bạn sẽ rơi vào trầm cảm và khiến những cố gắng bấy lâu nay đổ sông đổ biển.
22 – 35 điểm: Trầm cảm mức trung bình
Tình trạng trầm cảm này thường không thể nhận biết bằng cách đánh giá bên ngoài được. Thông thường diễn biến bệnh luôn phát triển âm thầm khiến bản thân người bệnh không tự phát hiện được, chỉ những người xung quanh có thể nhận ra. Ngoài việc mất động lực, những người trầm cảm thường trằn trọc về đêm và hay suy nghĩ vẩn vơ. Trong trường hợp khác, họ có thể "kết bạn" với chiếc giường và ngủ cả ngày.
Đa phần chúng ta thường có xu hướng tìm đến sở thích của mình và tận hưởng nó mỗi khi buồn, nhưng những người mắc chứng trầm cảm thì lại lảng tránh nó. Suốt ngày chỉ thẩn thơ suy nghĩ, đi tìm nguyên nhân tại sao mình lại thua thiệt hay không bằng người khác. Bên cạnh đó còn mang tâm trạng buồn bã, khóc lóc không lí do.
36 – 53 điểm: Trầm cảm bắt đầu trầm trọng
Một khi đã ở mức điểm này thì bệnh trầm cảm dần trở nên trầm trọng hơn. Người bệnh luôn thấy bi quan về bản thân, họ luôn tưởng tượng những tình huống xấu nhất có thể xảy đến với chính mình hoặc người thân xung quanh. Vì thế, họ ngày càng trở nên bất an, căng thẳng thần kinh và "chuyện bé xé ra to".
Những người này thường đắm chìm trong những suy nghĩ tiêu cực. Họ cảm thấy luôn có những giọng nói văng vẳng trong đầu rằng mình chưa đủ tốt, rằng sẽ không ai yêu quý mình nếu biết được thật sự mình là con người như thế nào, rằng họ là một thất bại, họ không đáng được yêu thương… cho dù sự thật không phải như vậy.
54 điểm trở lên: Trầm cảm nặng
Đây là giai đoạn nguy hiểm và khó chữa nhất. Lúc này, người bệnh luôn thấy trống rỗng, không có động lực hay làm bất cứ việc gì, kể cả những việc họ đã từng yêu thích. Một số người nói rằng họ cảm giác như không thể nhận ra mình, không thể nhớ được lần cuối họ cảm thấy vui vẻ và tận hưởng cuộc sống là lúc nào.
Vì bản thân luôn thấy mặc cảm và tự ti nên họ luôn cho mình là gánh nặng của mọi người, là người thừa thãi không đáng được sống. Bởi thế nhiều người mắc trầm cảm nặng đều có những hành động tiêu cực như một hành vi giải tỏa cảm giác tội lỗi, tìm lại sự yên bình trong tâm hồn. Có thể kể đến như hành xác bằng cách cứa tay, tự làm đau bản thân hay thậm chí là tự tử…
Theo ĐỖ ĐỖ/phunuvietnam

>> xem thêm

Bình luận(0)