Tiểu Phàm (8 tuổi) đang khỏe mạnh tận hưởng mùa hè cùng gia đình thì bất ngờ sốt cao liên tục 5 ngày. Tình hình sức khỏe bệnh nhân ngày càng chuyển biến xấu nên gia đình cho con nhập viện tại Khoa Nhi, Bệnh viện Nhân dân Ôn Châu.
Kiểm tra ban đầu sau khi nhập viện, bác sĩ nhận thấy ngoài sốt bệnh nhân còn có dấu hiệu bị sốc, khó thở, giảm tiểu cầu, viêm túi mật cấp tính, giảm albumin máu, dịch màng phổi, cổ trướng, đông máu bất thường và rối loạn chức năng đa cơ quan. Tình trạng sức khỏe của Tiểu Phàm rất nguy kịch.
|
Vết đốm đen giúp bác sĩ tìm được nguyên nhân chính xác gây bệnh. |
Điều khiến bác sĩ hoang mang là cả ekip không thể chẩn đoán nguyên nhân gây nên tình trạng sức khỏe của Tiểu Phàm. Nếu không điều trị có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân bất cứ lúc nào. Mãi đến khi phát hiện vết đốm đen trên thắt lưng phải bệnh nhân, mọi người mới trút được gánh nặng.
Ngay sau khi phát hiện đốm đen trên da, các bác sĩ tiến hành xét nghiệm phân tích vi khuẩn. Cuối cùng, họ nhận định bé gái mắc bệnh tsutugamushi – một dạng sốt do ấu trùng mò gây nên.
Phát hiện được nguyên nhân gây bệnh, trưởng khoa Nhi Jiang Yi cùng ekip đưa ra phác đồ điều trị. Để giảm áp lực tài chính cho gia đình, bệnh viện kêu gọi các mạnh thường quân, nhân viên trong viện đóng góp ủng hộ gia đình.
|
Chỉ đến khi nhìn thấy dáng vẻ hoạt bát của Tiểu Phàm, các bác sĩ Khoa Nhi mới trút được gánh nặng, nở nụ cười mãn nguyện. |
May mắn thay, tình trạng bệnh nhân ổn định sau 10 ngày điều trị tích cực. Các chỉ số trở lại bình thường và được bác sĩ cho phép xuất viện. Nhìn dáng vẻ hoạt bát của Tiểu Phàm, các bác sĩ Khoa Nhi như trút được gánh nặng, nở nụ cười mãn nguyện.
Được biết, tsutsugamushi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do kí sinh trùng Orientia tsutsugamushi gây ra. Bệnh do ấu trùng mò, nguồn lây nhiễm là các loài gặm nhấm, thời gian ủ bệnh từ 4-20 ngày.
Các trường hợp mắc tsutsugamushi xảy ra quanh năm song thường xuyên hơn vào mùa hè và mùa thu.
Sống trong vùng có dịch hoặc đi du lịch trong vùng có dịch là yếu tố nguy cơ cao gây tsutsugamushi. Hầu hết trẻ em đều có thời gian chơi đùa trong môi trường hoang dã trước khi bệnh khởi phát. Trẻ mắc tsutsugamushi có các triệu chứng lâm sàng đa dạng, không đặc hiệu. Ban đầu các triệu chứng giống cúm như nhức đầu, đau cơ, sốt,… và tỷ lệ chẩn đoán nhầm cao.
Khi bệnh tiến triển, cơ thể sẽ có triệu chứng sốt, phát ban trên da, mẩn ngứa, loét và nổi hạch. Những "đốm đen" trên cơ thể là những vết sần do mò cắn để lại.