Bệnh lạ ở trâu bò Việt Nam: Ăn phải thịt bệnh, có nguy hại?

Google News

(Kiến Thức) - Bộ NN&PTNT vừa phát đi cảnh báo khẩn về bệnh viêm da nổi cục, căn bệnh lạ lần đầu xuất hiện trên đàn trâu, bò tại Việt Nam. Virus viêm da nổi cục không lây nhiễm và không gây bệnh trên người.

Theo Cục Thú y: Bệnh viêm da nổi cục (tên tiếng Anh là Lumpy Skin Disease, viết tắt là LSD), còn được gọi là bệnh da sần, là bệnh truyền nhiễm do một loại virus thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò. Virus viêm da nổi cục không lây nhiễm và không gây bệnh trên người.
Đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp.
Bệnh thường xảy ra theo mùa, chủ yếu vào những tháng có thời tiết ấm, khi côn trùng hoạt động mạnh và phong phú nhất, gây thiệt hại về năng suất do sản lượng sữa giảm mạnh, giảm khả năng sinh sản, sảy thai, tổn thương da, giảm tăng trọng, gia súc có thể chết, gây tổn thất về kinh tế do hạn chế vận chuyển và thương mại.
Bệnh lây truyền chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; tiếp xúc giữa gia súc bệnh và gia súc khỏe mạnh; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch; thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 4 - 14 ngày.
Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh khoảng 10 - 20%, tỷ lệ chết khoảng 1 - 5%. Các triệu chứng thường thấy ở bệnh này như: sốt cao (có thể trên 41 độ C), bỏ ăn, giảm tiết sữa, da và niêm mạc nổi những nốt sần có đường kính khoảng 2 - 5 cm, đặc biệt là ở vùng da cổ, đầu, bầu vú, cơ quan sinh dục và vùng đáy chậu.
Tuy nhiên, theo cơ quan thú ý, kết quả điều tra dịch bệnh, lấy mẫu xét nghiệm nhiều gia súc của nhiều hộ chăn nuôi của tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng cho thấy, khả năng dịch bệnh viêm da nổi cục đã xuất hiện và lây lan ở nhiều địa phương thuộc địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn và huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng.
Triệu chứng của trâu, bò bị bệnh
Trâu, bò mắc bệnh thường có những dấu hiệu : Sốt cao, có thể trên 41độ C, bỏ ăn, suy nhược và gầy yếu. Giảm khả năng tiết sữa rõ rệt ở gia súc đang cho con bú; viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt; sưng hạch bạch huyết bề mặt (hạch trước vai, hạch sau đùi).
Benh la o trau bo Viet Nam: An phai thit benh, co nguy hai?
Vảy, loét, sẹo trên da bò bị bệnh. Ảnh: Cục Thú y. 
Hình thành các nốt sần có đường kính từ 2 - 5 cm, đặc biệt là ở da đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục và đáy chậu trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu phản ứng sốt. Các nốt sần này có hình tròn, chắc và nhô cao trên da, mô dưới da và đôi khi cả các cơ bên dưới.
Các nốt sần lớn có thể bị hoại tử và cuối cùng là xơ hóa và tồn tại trong vài tháng; để lại các vết sẹo có thể tồn tại vĩnh viễn.
Các mụn nước, vết hoại tử và vết loét có thể xuất hiện ở màng nhầy của miệng và đường tiêu hóa cũng như trong khí quản và phổi.
Chân và các bộ phận vùng bụng khác của cơ thể, như bao da, ức, bìu và âm hộ, có thể bị tiết dịch, khiến con vật không muốn di chuyển.
Bò đực có thể bị vô sinh vĩnh viễn hoặc tạm thời. Bò mang thai có thể sảy thai và động dục trong vài tháng.
Một số động vật bị bệnh không biểu hiện triệu chứng nhưng mang virus trong máu và có thể truyền bệnh cho động vật khỏe thông qua côn trùng hút máu.
Các biện pháp ngăn chặn, kiểm soát và phòng chống bệnh
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan chuyên môn cần tập trung một số nhiệm vụ sau: tăng cường tuyên truyền về bệnh, các biểu hiện của bệnh cho cán bộ chuyên môn cấp huyện, cấp xã và người chăn nuôi. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sớm phát hiện bệnh, xử lý bệnh kịp thời; kiểm tra, kiểm soát hoạt động vận chuyển trâu, bò và sản phẩm từ trâu, bò, đặc biệt là việc vận chuyển trâu, bò, sản phẩm từ trâu, bò tại các đường mòn, lối mở khu vực biên giới kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán trâu, bò, sản phẩm trâu, bò nhập lậu, không rõ nguồn gốc...
Chi cục Chăn nuôi và Thú y sẽ phối hợp với các địa phương, các ngành liên quan tổ chức, triển khai công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh, lấy mẫu xác định mầm bệnh… Đồng thời, thường xuyên cập nhật diễn biến dịch bệnh, đánh giá nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn tỉnh để kịp thời tham mưu cho Sở Nông nghiệp, UBND tỉnh chỉ đạo về công tác phòng chống dịch.
Thảo Nguyên

>> xem thêm

Bình luận(0)