Trao đổi với PV Kiến Thức sáng nay (13/7) ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ y tế) cho biết: “Bệnh đó không có gì là lạ, đó là bạch hầu”.
|
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục y tế Dự phòng Bộ Y tế.
|
Trước đó, như Kiến Thức đã đưa tin, từ ngày 24/6 đến ngày 11/7/2016, tại 2 xã Thuận Lợi và Thuận Phú, huyện Đồng Phú có 29 trường hợp người dân nhập viện điều trị vì căn bệnh lạ tại Bình Phước. Đã có ba người tử vong ngay sau đó là bệnh nhân Lại, SN 2004, tử vong ngày 29/6; bệnh nhân Điểu Trích, SN 1998, tử vong ngày 30/6 và bệnh nhân Nguyễn Trường Hậu, SN 1992, tử vong ngày 8/7.
Để tránh việc người dân hoang mang trước thông tin “bệnh lạ”, Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị liên quan về việc giám sát trong vùng dịch bệnh xem có dịch mới hay không, đồng thời tổ chức cấp cứu điều trị. Biện pháp phòng lây lan quan trọng là tổ chức uống thuốc dự phòng cho những người trong vùng tiếp xúc. Ông Phu cũng cho biết, trong ngày hôm nay, Cục y tế Dự phòng Bộ y tế sẽ đưa ra các khuyến cáo về việc vệ sinh phòng bệnh bạch hầu.
Năm 2015, tại Quảng Nam, 1 ổ dịch bạch hầu bùng phát, có 13 người dương tính với virus bạch hầu, trong đó, tại 2 thôn 8A, 8B của xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã có 6 người chết với cùng triệu chứng như đau, sưng ở cổ họng.
|
Bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
|
Ông Phu lý giải việc quay trở lại của dịch bệnh bạch hầu là do dịch bệnh này vẫn tồn tại ở nước láng giềng như Lào, đồng thời, khả năng miễn dịch cộng đồng chưa tốt tại vùng có bà con dân tộc sinh sống.
Cũng theo ông Phu, biện pháp phòng bệnh dịch bạch hầu tốt nhất hiện nay là tiêm phòng vắc xin. Vắc xin phòng bệnh bạch hầu được tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, nằm trong mũi tiêm Qiunvaxem được tiêm miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia.
Mời độc giả xem video cô gái mắc bệnh lạ: