Đến Cát Văn đi trên con đường liên xã sẽ thấy hình ảnh cây sanh Thổ Sơn từ xa, dẫu không cao lớn lắm nhưng lại nổi bật vì đứng độc lập giữa cánh đồng lúa. Người dân nơi đây không ai biết cây sanh có từ bao giờ, chỉ biết lớn lên đã thấy sanh rồi và luôn truyền cho nhau cái tên gọi thân quen: “cây sanh lịch sử”.Người cao tuổi trong làng cho hay, ngày xưa cây sanh vươn tỏa sum suê trên một gò đất cao mà người làng thường gọi là cồn Cửa Truông, cạnh đó có cây bàng lớn và một ngôi miếu nhỏ thờ thần, dân làng thường đến cúng tế mỗi dịp vào mùa.Trong phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh 1930 – 1931, dưới sự lãnh đạo của cán bộ Đảng ở địa phương, dân làng Thổ Sơn đã đứng dậy đấu tranh mạnh mẽ. Cây sanh cổ thụ đã trở thành điểm hẹn của những người làm cách mạng, tại đây, trong những ngày nước sôi lửa bỏng đó, quần chúng đã cắm cờ đỏ búa liềm trên ngọn cây sanh để thúc dục, cổ vũ đấu tranh.Biết bao thế hệ người Thổ Sơn sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này đã gắn bó với cây sanh, xem cây như là một trong những hình ảnh thân thuộc, gần gũi nhất của quê hương. Tuy nhiên trải qua thời gian, mưa nắng, gió bão, cây sanh lịch sử không còn xanh tốt, sum suê như xưa. Nó vẫn độc trụ giữa cánh đồng làng, cạnh con đường nhỏ đi về xóm 5A. Theo người làng, những năm 80, 90 của thế kỷ trước, khi phong trào trồng sanh nở rộ, một số người chơi cây cảnh trong vùng đã về đây, thỏa sức chặt, chiết cây sanh làm nó tiêu điều, trơ trụi đến thế.Người dân Thổ Sơn cũng không khỏi chạnh lòng, lo lắng cho số phận “cây sanh lịch sử”. Theo đó, chính quyền địa phương vẫn chưa có giải pháp trong việc gìn giữ di tích. Tâm nguyện của các thế hệ người làng là kịp thời bảo vệ, tôn tạo cây sanh, dựng bia dẫn tích để lưu dấu một sự kiện lịch sử quan trọng đã diễn ra ở đây, đồng thời từng bước biến nơi đây thành một địa chỉ đỏ trong việc giáo dục truyền thống quê hương.
Đến Cát Văn đi trên con đường liên xã sẽ thấy hình ảnh cây sanh Thổ Sơn từ xa, dẫu không cao lớn lắm nhưng lại nổi bật vì đứng độc lập giữa cánh đồng lúa. Người dân nơi đây không ai biết cây sanh có từ bao giờ, chỉ biết lớn lên đã thấy sanh rồi và luôn truyền cho nhau cái tên gọi thân quen: “cây sanh lịch sử”.
Người cao tuổi trong làng cho hay, ngày xưa cây sanh vươn tỏa sum suê trên một gò đất cao mà người làng thường gọi là cồn Cửa Truông, cạnh đó có cây bàng lớn và một ngôi miếu nhỏ thờ thần, dân làng thường đến cúng tế mỗi dịp vào mùa.
Trong phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh 1930 – 1931, dưới sự lãnh đạo của cán bộ Đảng ở địa phương, dân làng Thổ Sơn đã đứng dậy đấu tranh mạnh mẽ. Cây sanh cổ thụ đã trở thành điểm hẹn của những người làm cách mạng, tại đây, trong những ngày nước sôi lửa bỏng đó, quần chúng đã cắm cờ đỏ búa liềm trên ngọn cây sanh để thúc dục, cổ vũ đấu tranh.
Biết bao thế hệ người Thổ Sơn sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này đã gắn bó với cây sanh, xem cây như là một trong những hình ảnh thân thuộc, gần gũi nhất của quê hương. Tuy nhiên trải qua thời gian, mưa nắng, gió bão, cây sanh lịch sử không còn xanh tốt, sum suê như xưa. Nó vẫn độc trụ giữa cánh đồng làng, cạnh con đường nhỏ đi về xóm 5A. Theo người làng, những năm 80, 90 của thế kỷ trước, khi phong trào trồng sanh nở rộ, một số người chơi cây cảnh trong vùng đã về đây, thỏa sức chặt, chiết cây sanh làm nó tiêu điều, trơ trụi đến thế.
Người dân Thổ Sơn cũng không khỏi chạnh lòng, lo lắng cho số phận “cây sanh lịch sử”. Theo đó, chính quyền địa phương vẫn chưa có giải pháp trong việc gìn giữ di tích. Tâm nguyện của các thế hệ người làng là kịp thời bảo vệ, tôn tạo cây sanh, dựng bia dẫn tích để lưu dấu một sự kiện lịch sử quan trọng đã diễn ra ở đây, đồng thời từng bước biến nơi đây thành một địa chỉ đỏ trong việc giáo dục truyền thống quê hương.