|
Ảnh minh họa. |
Trong phần ăn được của quả măng cụt giàu dưỡng chất như chất đạm, chất béo, chất carbonhydrates, chất xơ, calsium, chất sắt, phốt pho... và vitamin như B1, C. Theo y học cổ truyền, măng cụt có vị ngọt, tính bình, công năng kiện tỳ, dưỡng can, ích thận, sáp tinh, lợi ngũ tạng. Ăn rất tốt cho người suy nhược mệt mỏi mới ốm dậy, tiêu hóa kém.
Theo tài liệu gần đây cho rằng, ăn măng cụt tươi có nhiều tác dụng đối với sức khoẻ con người. Đó là kết luận của các nhà khoa học Mỹ sau khi đã tiến hành hàng loạt nghiên cứu về loại trái cây quý này như sau: Chống được mệt mỏi, giảm cân nặng cơ thể, giảm bệnh tim mạch, chống các phân tử lão hóa, giảm huyết áp, củng cố đường tiết niệu, giữ cân bằng dịch vị trong dạ dày, làm dịu chứng hen suyễn, chống và ngăn ngừa bệnh tiểu đường, ngăn ngừa bệnh ung thư, giúp hưng phấn tinh thần, giảm cholesterol. Dưới dây là một số món ăn, bài thuốc từ măng cụt.
* Người suy nhược cơ thể, chữa chứng mệt mỏi ăn kém, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể: Măng cụt chín mỗi lần ăn 3 - 5 quả hằng ngày.
* Đau bụng đi cầu nôn mửa: Kinh nghiệm người dân vỏ măng cụt phơi tẩm rượu sao vàng tán nhỏ cho vào lọ mỗi lần dùng 1 thìa canh uống với nước ấm chữa đau bụng đi cầu nôn mửa.
* Tốt cho phụ nữ mang thai: Thành phần dinh dưỡng trong măng cụt chứa nhiều phốt pho và sắt. Đây là các chất cần thiết cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Bạn có thể ăn hằng ngày 3 - 4 quả. Để tăng thêm độ ngọt, mát nên cho vào tủ lạnh ăn sẽ ngon hơn.
* Giúp giảm cân: Măng cụt chứa nhiều chất xơ, nước, các kháng thể Xanthones giúp cho quá trình giảm cân của mọi người trở nên tốt hơn.
Lưu ý: Măng cụt nên dùng trái vừa chín tới ăn rất thơm ngon, để lâu múi ngả mầu vàng, dễ bị ủng thối không lợi cho sức khoẻ. Kinh nghiệm các bà nội trợ mua măng cụt ngon hạt nhỏ, hạt lép nhiều, cơm ngon chọn quả vỏ màu tươi đều, núm vẹo.