7 loại cá “trơn nhớt” đặc sản miền Tây cần phải thử

Google News

Trong các đặc sản miền Tây đãi du khách thì món ăn từ cá chế biến rất nhanh do nơi đây có rất nhiều loại cá da trơn.

Du khách về vùng đồng bằng sông Cửu Long, khi vào quán ăn thường rất ngạc nhiên khi nhà bếp có thể nấu các món liên quan đến cá rất nhanh, cho dù thực khách yêu cầu chế biến từ những chú cá còn bơi lội tung tăng trong nước. Hóa ra, trong các đặc sản miền Tây thì món ăn từ cá chế biến rất nhanh do nơi đây có rất nhiều loại cá da trơn, khi làm thịt chỉ cần chặt vây (có loại thậm chí không cần chặt vây), mổ bụng rửa sạch là nấu nướng được ngay.
7 loai ca “tron nhot” dac san mien Tay can phai thu
 
Cùng Dân Việt khám phá những loại cá da trơn đặc sản phổ biến ở miền Tây:
Cá tra: Là loại cá được nuôi với số lượng lớn để xuất khẩu. Vây lưng của các loài cá này nằm gần đầu, thông thường cao và có hình tam giác, khoảng 5-7 tia vây và 1-2 gai. Vây hậu môn hơi dài, với 26-46 tia. Thông thường chúng có hai cặp râu hàm trên và một cặp râu cằm, mặc dù ở cá tra dầu trưởng thành chỉ có các râu hàm trên.
7 loai ca “tron nhot” dac san mien Tay can phai thu-Hinh-2
 
Cá vồ đém: Thuộc họ cá tra, là loại cá đặc hữu của đồng bằng sông Cửu Long. Cá xuất hiện nhiều nơi trên sông Tiền, sộng Hậu, tập trung ở những vùng nước sâu; nhưng đôi khi cũng gặp ở những vùng nước cạn có dòng chảy xiết.
Vào mùa mưa (khoảng tháng Năm, tháng Sáu), chúng bắt đầu di cư về thượng nguồn để sinh sản và bào toàn nòi giống. Bụng cá có màu trắng. Để tránh nhầm lẫn chỉ cần xem phía trên gốc vây ngực (gần mang cá) có một đốm (đém) đen to. Nhiều người cho rằng, tên “đém” xuất phát từ cái đốm đen này trên thân cá.
7 loai ca “tron nhot” dac san mien Tay can phai thu-Hinh-3
 
Cá hú: Hình thoi, thon dài, hơi dẹp bên, nhìn giống cá tra. Mặt lưng của thân và đầu màu xám đen, bụng trắng xám (giống màu trắng sữa), nhìn xa thì thấy cá hú có màu xanh sẫm. Cuống đuôi thon, ngắn. Cá nuôi lớn nhanh, thịt ngon, béo và được người tiêu dùng ưa chuộng.
7 loai ca “tron nhot” dac san mien Tay can phai thu-Hinh-4
 
Cá chốt: Có 3 loại phổ biến là cá chốt giấy, chốt sọc, chốt trâu. Cá chốt giấy thân dài và rất dẹp bên, đầu nhỏ, dẹp bằng, mặt dưới phẳng hơn mặt trên, mõm tù, có 4 đôi râu, râu mép dài nhất. Toàn thân cá có màu xanh lá cây hay xám xanh, phần lưng sậm hơn phần bụng. Dọc đường bên có một sọc trắng. Vây lưng, vây đuôi, vây mỡ có màu xanh xám. Vây ngực, vây bụng, vây hậu môn phần ngọn sậm hơn phần gốc và màng da giữa các tia vây có màu đen. Cá chốt sọc có màu nền thân trắng xám, với 3 sọc nâu đen chạy dọc thân từ sau nắp mang đến cuống đuôi.
Cá lăng vàng: Là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ nhẹ, có thịt thơm ngon và bổ dưỡng. Hiện nay, cũng như các loài cá bản địa khác, cá lăng vàng ngày càng bị khai thác nghiêm trọng nên sản lượng cá tự nhiên ngày một giảm thấp.
Cá trê: Là loài cá da trơn thuộc họ cá trê, cá trê vàng ăn các loài côn trùng thủy sinh, tôm non và cá nhỏ hơn. Tuy nhiên, nó có thể ăn cám, thức ăn thừa, thức ăn nuôi cá. Cá trê vàng thích sống ở vùng đáy, đầm lầy, kênh mương, đồng lúa, hồ tù đọng và các con sông.
7 loai ca “tron nhot” dac san mien Tay can phai thu-Hinh-5
Cá trê trắng cũng như cá trê vàng nhưng màu da trắng, không có màu vàng. 
Cá trèn: Có 3 loại phổ biến là là cá trèn bầu, cá trèn răng và cá trèn kết. Ngon nhất là trèn bầu bởi cá thịt nhiều, ngon ngọt, ít xương và 2 cục thịt nạc gù trên sống lưng, còn phải kể đến phần bụng phệ béo ngậy của cá.
Theo Dân Việt

Bình luận(0)