6 thực phẩm dễ bị “ngâm formaldehyde” gây ung thư

Google News

Việc tiếp xúc hoặc tiêu thụ lâu dài các thực phẩm có chứa formaldehyde có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người.

Rau, trái cây và một số nguyên liệu hải sản cần phải vận chuyển đường dài đến chợ, việc bảo quản trong quá trình vận chuyển và bán hàng là một vấn đề rất quan trọng, rau chứa nhiều nước và các vitamin dễ vỡ, do đó thường thối rữa nhanh chóng. Để tìm cách kéo dài thời hạn sử dụng của rau quả, một số người bán đã nghĩ đến formaldehyde.
Trên thực tế, formaldehyde là một chất độc hại, việc tiếp xúc hoặc tiêu thụ lâu dài các thực phẩm có chứa formaldehyde có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người.
Nó không chỉ có thể gây ngộ độc cấp tính và kích ứng đường hô hấp, đường tiêu hóa mà còn có thể làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng và bệnh bạch cầu. Hơn nữa, formaldehyde còn được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào loại chất gây ung thư.
Dưới đây là 6 loại thực phẩm dễ bị tẩm các loại hoá chất để kéo dài thời gian bảo quản:
6 thuc pham de bi “ngam formaldehyde” gay ung thu
Cải thảo và ngồng tỏi là loại rau dễ bị ngâm formaldehyde - Ảnh minh hoạ
Cải thảo
Rau cải thảo rất được ưa chuộng, dù được chế biến bằng phương pháp hấp hay dùng làm lẩu đều là sự lựa chọn rất tốt.
Tuy nhiên, loại rau này cũng có thể chứa một hàm lượng formaldehyde tương đối. Do đó, bạn nên cẩn thận khi mua cải thảo và chú ý rửa sạch trước khi nấu.
Nấm kim châm
Nấm kim châm cũng là nguyên liệu cần thiết cho các món lẩu, hương vị đặc trưng khiến loại nấm này rất được ưa chuộng. Hơn nữa hàm lượng carbohydrate trong nấm kim châm tương đối thấp, chất xơ phong phú có thể khiến người ta cảm thấy no. Vì vậy, loại nấm này cũng rất tốt cho những người đang muốn giảm cân.
Tuy nhiên, hiện nay không ít người nói rằng ăn nấm kim châm dễ bị tiêu chảy, khó chịu. Điều này có thể là do bạn đã mua phải nấm kim châm chứa formaldehyde!
Bản thân nấm kim châm không có độc nhưng để thúc đẩy doanh số, nhiều cơ sở kinh doanh sử dụng formaldehyde để xử lý. Nếu rửa không sạch, lượng hoá chất sót lại trên nấm có thể tác động xấu đến sức khoẻ.
Ngồng tỏi trái vụ
Nhìn chung ngồng tỏi chỉ có số lượng lớn vào cuối xuân đầu hè, tuy nhiên để bán được giá tốt, một số người đã tích trữ chúng với số lượng lớn và đợi đến mùa đông, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán để bán.
Loại rau này khó bảo quản được lâu, do đó, người bán có thể phun dung dịch formaldehyde lên đó.
Ngồng tỏi được phun formaldehyde không chỉ kéo dài thời hạn sử dụng mà còn giữ vẻ ngoài luôn tươi mới. Vì vậy, để an toàn cho sức khoẻ, bạn không nên mua và ăn ngồng tỏi vào mùa đông…
Chân gà ngâm chua
Loại chân gà này được nhiều người ưa chuộng, thường sử dụng như là một món ăn kèm khi uống rượu.
Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc tại sao chân gà lại có màu trắng như vậy không?
Trên thực tế, để đảm bảo độ tươi ngon của chân gà, chúng được ngâm trong formaldehyde trước, điều này không chỉ giữ được độ giòn và mềm của chân gà mà còn cải thiện hình thức, chất lượng thịt tốt hơn mà ăn cũng ngon hơn. Tuy vậy, chân gà ngâm formaldehyde lâu ngày, hấp thụ quá nhiều formaldehyde sẽ gây hại cho sức khỏe.
Giá đỗ không rễ
Hiện nay trên thị trường có 2 loại giá đỗ chính là giá đỗ không rễ và giá đỗ gốc, vì giá đỗ không rễ ăn dễ ăn hơn, mùi vị thơm ngon hơn nên được nhiều người đón nhận.
Loại giá đỗ này thường ngâm trong formaldehyde để kéo dài thời hạn sử dụng, điều này góp phần làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và hấp thu của đường tiêu hóa.
Miến dong
Để phân biệt miến có chứa formaldehyde, đầu tiên, quan sát về ngoại quan, miến này thường không trong suốt, không trơn nhẵn, khá giòn, bẻ nhẹ sẽ gãy. Trong khi đó, miến có chứa formaldehyde nhìn chung đều rất trong suốt, đẹp mắt và bóng loáng.
ThS.BS Nguyễn Xuân Tuấn (Giảng viên trường đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội)
ThS.BS Nguyễn Xuân Tuấn

>> xem thêm

Bình luận(0)