Đi bộ là bài tập đơn giản, ít tốn kém, phù hợp với hầu hết các đối tượng. Theo báo cáo của Harvard Health, đi bộ 30 phút mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim đến 30%, đốt cháy mỡ, giảm cân. Tuy vậy, lợi ích sức khỏe của đi bộ chỉ có được khi thực hiện đúng cách. Ngược lại, duy trì thói quen đi bộ sai cách dưới đây dễ “bào mòn” sức khỏe. (Ảnh: Shutterstock, BS)Chia sẻ với Bestlifeonline, bác sĩ chuyên trị bệnh về chân Thiên Trinh – người sáng lập công ty đế giày và giày thể thao Stryda cho biết, có 6 thói quen đi bộ cần tránh.1. Đi bộ ngả về phía sau. Nhiều người có tư thế đi bộ ngả về sau mà không biết. Việc ngả về phía sau khi đi bộ khiến trọng lượng “chống” lại cơ thể, dễ gây đau lưng. Thay vào đó, bạn nên cúi về phía trước 1 chút, cằm song song với mặt đất. Mắt tập trung nhìn đường phố hoặc khoảng không cách cơ thể 3-6m.2. Ngón cái hướng vào trong. Tư thế đi bộ ngón chân cái hướng vào trong rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một số người lớn cũng có thói quen đi bộ này. Theo bác sĩ Thiên Trinh, duy trì ngón cái hướng vào trong khi đi khiến đầu gối gặp khó khăn khi xoay.3. Bàn chân hướng ra ngoài. Bàn chân hướng ra ngoài khi đi khiến bạn có xu hướng đi trên đầu mũi hoặc gót chân. Cả hai cách này đều gây hậu quả tới sức khỏe. Cụ thể, nó dễ gây đau hông, đầu gối và mắt cá chân vì phải hấp thụ nhiều cú sốc và trọng lượng cơ thể.Cách tốt nhất là nên để chân hướng thẳng về phía trước. Khi bước, hãy đẩy ngón chân cái ra để kích hoạt cơ mông.4. Bước những bước ngắn. Sải bước quá dài khiến bạn cố gắng vươn ra xa hơn bằng bàn chân, khiến dáng đi vụng về, đau ống chân. Vậy nhưng, đi bộ từng bước ngắn cũng không hiệu quả. Bác sĩ Thiên Trinh ví nó giống như bạn bắt đầu dừng lại rồi tiếp tục. Điều này đồng nghĩa với việc trọng lượng và luồng chuyển động không liên tục. Thay vào đó, những bước độ dài hợp lý sẽ giúp cơ mông hoạt động tốt hơn.5. Vung tay không đều hoặc không vung tay. Chuyển động của cánh tay đóng vai trò rất lớn đến hiệu quả quá trình đi bộ. Vung tay không đều hoặc không vung tay sẽ gây mất cân bằng trong toàn bộ chuỗi chuyển động, đặc biệt vùng cột sống, hông, đầu gối. Không vung tay cũng khiến bạn gặp vấn đề về lưu lượng máu. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe mô. Hậu quả là bàn tay sẽ sưng đỏ khi thời tiết nóng.6. Duy trì dáng đi bắt chéo. Dáng đi bắt chéo không tốt, khiến trọng lượng cơ thể dồn áp lực không đúng vị trí. Theo bác sĩ Thiên Trinh, dáng đi bắt chéo có thể gây ra các vấn đề với đầu gối, hông, bàn chân, cẳng chân và dây Iliotibial (IT). >>> Mời độc giả xem thêm video: Tập thể dục trong mùa dịch. (Nguồn video: THDT)
Đi bộ là bài tập đơn giản, ít tốn kém, phù hợp với hầu hết các đối tượng. Theo báo cáo của Harvard Health, đi bộ 30 phút mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim đến 30%, đốt cháy mỡ, giảm cân. Tuy vậy, lợi ích sức khỏe của đi bộ chỉ có được khi thực hiện đúng cách. Ngược lại, duy trì thói quen đi bộ sai cách dưới đây dễ “bào mòn” sức khỏe. (Ảnh: Shutterstock, BS)
Chia sẻ với Bestlifeonline, bác sĩ chuyên trị bệnh về chân Thiên Trinh – người sáng lập công ty đế giày và giày thể thao Stryda cho biết, có 6 thói quen đi bộ cần tránh.
1. Đi bộ ngả về phía sau. Nhiều người có tư thế đi bộ ngả về sau mà không biết. Việc ngả về phía sau khi đi bộ khiến trọng lượng “chống” lại cơ thể, dễ gây đau lưng. Thay vào đó, bạn nên cúi về phía trước 1 chút, cằm song song với mặt đất. Mắt tập trung nhìn đường phố hoặc khoảng không cách cơ thể 3-6m.
2. Ngón cái hướng vào trong. Tư thế đi bộ ngón chân cái hướng vào trong rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một số người lớn cũng có thói quen đi bộ này. Theo bác sĩ Thiên Trinh, duy trì ngón cái hướng vào trong khi đi khiến đầu gối gặp khó khăn khi xoay.
3. Bàn chân hướng ra ngoài. Bàn chân hướng ra ngoài khi đi khiến bạn có xu hướng đi trên đầu mũi hoặc gót chân. Cả hai cách này đều gây hậu quả tới sức khỏe. Cụ thể, nó dễ gây đau hông, đầu gối và mắt cá chân vì phải hấp thụ nhiều cú sốc và trọng lượng cơ thể.
Cách tốt nhất là nên để chân hướng thẳng về phía trước. Khi bước, hãy đẩy ngón chân cái ra để kích hoạt cơ mông.
4. Bước những bước ngắn. Sải bước quá dài khiến bạn cố gắng vươn ra xa hơn bằng bàn chân, khiến dáng đi vụng về, đau ống chân. Vậy nhưng, đi bộ từng bước ngắn cũng không hiệu quả. Bác sĩ Thiên Trinh ví nó giống như bạn bắt đầu dừng lại rồi tiếp tục. Điều này đồng nghĩa với việc trọng lượng và luồng chuyển động không liên tục. Thay vào đó, những bước độ dài hợp lý sẽ giúp cơ mông hoạt động tốt hơn.
5. Vung tay không đều hoặc không vung tay. Chuyển động của cánh tay đóng vai trò rất lớn đến hiệu quả quá trình đi bộ. Vung tay không đều hoặc không vung tay sẽ gây mất cân bằng trong toàn bộ chuỗi chuyển động, đặc biệt vùng cột sống, hông, đầu gối. Không vung tay cũng khiến bạn gặp vấn đề về lưu lượng máu. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe mô. Hậu quả là bàn tay sẽ sưng đỏ khi thời tiết nóng.
6. Duy trì dáng đi bắt chéo. Dáng đi bắt chéo không tốt, khiến trọng lượng cơ thể dồn áp lực không đúng vị trí. Theo bác sĩ Thiên Trinh, dáng đi bắt chéo có thể gây ra các vấn đề với đầu gối, hông, bàn chân, cẳng chân và dây Iliotibial (IT).
>>> Mời độc giả xem thêm video: Tập thể dục trong mùa dịch. (Nguồn video: THDT)