Đi bộ sau bữa ăn, sai một bước hại cả cơ thể

Google News

Đi bộ sau bữa ăn tốt cho cơ thể nhưng đó là đi đúng kiểu, ngược lại nếu đi sai cách, ắt hẳn sẽ lợi bất cập hại.

Đi bộ sau bữa ăn có thể giúp co cơ bụng, thúc đẩy nhu động ruột, kích thích thần kinh phó giao cảm và giảm căng thẳng. Nhưng đi bộ quá nhanh hoặc quá lâu có thể gây chấn thương cho cơ thể.
Vậy, đi bộ sau bữa ăn thế nào mới khoa học, thế nào mới giúp bạn khỏe mạnh?
1 - Càng chậm càng tốt, không quá nửa giờ
Theo y học cổ truyền, sau khi ăn xong, nên đi bộ một trăm bước, sẽ thúc đẩy dạ dày làm việc, tiêu hóa tốt hơn. Đi bộ chậm giúp thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ, ăn no phải đứng dậy đi lại chậm rãi, kẻo thức ăn tích tụ trong dạ dày gây khó chịu đường tiêu hóa.
Song, nếu đi quá nhanh và vận động quá mạnh, máu sẽ từ dạ dày lưu thông đến tứ chi, khí huyết giảm sút, không có lợi cho tiêu hóa. Tốc độ đi bộ được khuyến nghị là 90 bước mỗi phút, khoảng 1 đến 2 bước mỗi giây. Thời gian đi bộ là 10-30 phút, không quá lâu.
2 - Tránh vừa đi bộ vừa nói chuyện
Đi bộ sẽ khiến khí tụ lại trong cơ thể, có thể nuôi dưỡng khí huyết. Nhưng nhiều người cao tuổi thích nói chuyện với người khác hoặc gọi điện thoại trong khi đi bộ, điều này dễ khiến cơ thể phân tán khí và mất nước (nước bọt).
Di bo sau bua an, sai mot buoc hai ca co the
 Ảnh minh họa.
Theo các chuyên gia, nên nghỉ ngơi một lúc sau ăn rồi mới đi dạo.
Tốt nhất, hãy nghỉ ngơi sau bữa ăn và trước khi đi dạo, khi đi bộ có thể xoa bóp nhẹ nhàng huyệt Trung Quản, giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn. Thêm vào đó, người cao tuổi chức năng tim, phổi, lá lách, dạ dày kém, cơ thể yếu, nên nghỉ ngơi nửa giờ trước khi đi dạo.
Nếu bạn có các triệu chứng như đau thắt ngực, hạ huyết áp, sa dạ dày, khó thở, đi lại yếu ớt, bạn nên tránh ăn quá no, sau khi ăn và trước khi đi bộ nên nghỉ ngơi 30 phút để tránh khó chịu cho cơ thể.
Từ góc độ chức năng sinh lý tiêu hóa, dạ dày ở trạng thái no sau khi ăn. Lúc này cần đảm bảo đường tiêu hóa được cung cấp đủ máu cho quá trình tiêu hóa ban đầu. Nghỉ ngơi hợp lý sau bữa ăn, đường tiêu hóa có thể được cung cấp nhiều máu hơn.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học về sinh lý học não bộ, cảm giác "no" của một số người chỉ là cảm giác đầy bụng nhưng chất dinh dưỡng chưa được hấp thụ vào cơ thể, cơ thể vẫn ở trạng thái "đói". Nếu vội vàng đi bộ ngay, một phần máu sẽ tập trung ở hệ vận động, làm chậm quá trình bài tiết dịch tiêu hóa, dễ gây ra chứng khó tiêu chức năng.
Tổng hợp lại các báo cáo y khoa, cho thấy:
1. Người mất ngủ nên đi bộ chậm nửa tiếng vào buổi tối, trước khi đi ngủ nghỉ ngơi 15 phút, có tác dụng an thần rất tốt.
2. Bệnh nhân cao huyết áp nên tiếp đất bằng lòng bàn chân thay vì gót chân, nếu không não sẽ rung động liên tục dễ gây chóng mặt.
3. Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành nên đi bộ chậm trong vòng một giờ sau khi ăn, để không gây ra cơn đau thắt ngực. Tuân thủ lâu dài giúp cải thiện chuyển hóa cơ tim, giảm xơ cứng mạch máu.
4. Người bị suy giảm nhận thức nhẹ nên quay tay về phía sau để đi bộ, đặt tay lên huyệt Minh Môn ở thắt lưng, từ từ lùi lại 50 bước, sau đó đi về phía trước 100 bước, đi đi lại lại 5 đến 10 lần. (Đặc biệt chú ý an toàn khi đi lùi)
5. Những người có vấn đề về đường tiêu hóa có thể đi bộ và xoa bụng. Khi đi, dùng hai tay xoa bóp vùng bụng, mỗi phút 30-60 bước.

Mời độc giả xem thêm video: Món ăn bài thuốc từ cây Sa kê (Nguồn video: Vui sống mỗi ngày)

Kiều Dụ (Theo SH)

>> xem thêm

Bình luận(0)