Cá muối
Cá muối mặn trải qua quá trình ướp muối ở nồng độ cao và làm mất nước, là món ăn được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên trong quá trình chế biến, sẽ sản sinh ra hợp chất nitrososamin - được chứng minh là có thể dẫn đến ung thư.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới cũng đã khẳng định việc thường xuyên sử dụng cá muối sẽ làm tăng nguy cơ ung thư mũi, vòm họng. Đồng thời, ăn thức ăn có độ mặn cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc huyết áp cao, mỡ máu cao.
|
Ảnh minh họa. |
Cá sống nơi hoang dã
Nhiều người thích ăn những con cá được đánh bắt ở nơi hoang dã vì nghĩ chúng ngon hơn. Tuy nhiên cá hoang dã thường không biết rõ nguồn gốc nên khó biết được nó có sống ở nơi ô nhiễm hay không và có thể chứa một số chất độc hại.
Nếu bạn ăn phải những loại cá bị nhiễm độc, nhiễm chất tetrodotoxi, ciguatoxin và các chất độc khác. Khi ăn phải sẽ dễ bị nhiễm độc, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Cá đã nhiễm độc
Ô nhiễm nước ngọt và nước biển ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nhiều vật liệu kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn được thải ra dòng nước gây ô nhiễm nguồn nước và đầu độc các sinh vật sống trong nước như cá.
Nếu không may ăn phải những loại cá này chất độc sẽ xâm nhập vào cơ thể, các kim loại nặng quá mức sẽ tồn tại trong cơ thể và không thể thải ra ngoài. Sự tích tụ lâu dài của chất độc sẽ gây ra các bệnh gây ra các bệnh nguy hiểm.
Cá không còn tươi
Cá không tươi là một mối đe dọa cực lớn đến tính mạng, nếu bạn vẫn thản nhiên đưa chúng vào người. Thứ nhất, chúng ta không thể biết được chúng chết vì bệnh hay chết do mắc lưỡi câu. Thứ hai, vi khuẩn có thể sẽ phát triển nhanh hơn sau khi cá chết và nếu không được chế biến sạch sẽ, an toàn, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cá nướng
Tương đương với sự độc hại của cá chiên, thì cá nướng lại mang đến một rủi ro không hề nhỏ. Với nhiều nghiên cứu đã cho thấy: khi nướng thịt hoặc cá trên than ở nhiệt độ 500-600 độ C, mỡ nhỏ giọt xuống than hồng sẽ hình thành các phân tử hydrocarbure thơm đa vòng (AHA), đó là những chất gây ung thư.
Còn trong lò nướng ở nhiệt độ 80-100 độ C, chất creatin hay creatinin trong thịt cá sẽ biến đổi thành amin thơm dị vòng. Khi ăn chất này vào gan sẽ biến thành chất độc, đi xuống ruột, gây nguy cơ ung thư đại tràng.
Những người không nên ăn cá
1. Người bệnh nhân xơ gan
Trong mỡ cá có chứa axit eicosapentaenoic – một axit béo không bão hòa giúp hạ mỡ máu, độ nhớt máu, ức chế kết tập tiểu cầu, có lợi cho phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, người bị xơ gan, cơ thể khó tạo ra các yếu tố đông máu, rất dễ gây chảy máu vì tiểu cầu thấp. Nếu ăn cá giàu axit eicosapentaenoic như cá mòi, cá ngừ và cá trích… có thể dễ dàng khiến bệnh tình tồi tệ hơn.
2. Bệnh lao
Ăn nhiều cá khiến người bị bệnh lao bị dị ứng, buồn nôn, nhức đầu, đỏ bừng da, sung huyết giác mạc… Ngoài ra, cá còn khiến tim đập nhanh, tiêu chảy, đau bụng, khó thở, hoặc tăng huyết áp, gây chảy máu não.
3. Bệnh nhân gout
Trong cá chứa purine, khi vào cơ thể nó sẽ chuyển hóa thành axit uric. Trong khi đó, axit uric quá cao trong huyết tương là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gout.
Người mắc bệnh này nên ăn ít hoặc không ăn cá để tránh làm tình trạng bệnh bị ác hóa, nguy hại cho sức khỏe.
4. Bệnh xuất huyết
Vì tiểu cầu trong cơ thể của người bị xuất huyết bị suy giảm,, chức năng đông máu kém, trong khi, cá có loại chất gọi là protein EPA làm ức chế kết tập tiểu cầu. Vì thế, ăn cá có thể khiến tình trạng chảy máu mao mạch của người bị dạng bệnh này trầm trọng hơn.
5. Người phải dùng một số thuốc
Không ăn cá khi dùng thuốc ho, đặc biệt là cá biển để tránh phản ứng dị ứng với histamine gây ra các triệu chứng khó chịu như bề mặt da người bệnh bị nổi đỏ, sung huyết kết mạc, chóng mặt, nhịp tim nhanh và nổi mề đay.
Ngoài ra, những người uống thuốc kháng khuẩn như furazolidone, ketoconazol, griseofulvin; thuốc hạ áp như pargyline; thuốc điều trị parkinson như selegilin; thuốc chống trầm cảm như moclobemide; thuốc chống ung thư như procarbazine… không nên ăn cá.