1. Chống say xe bằng củ gừng
Cách chống say xe bằng gừng tươi như sau: Trước khi khởi hành khoảng 30 phút, các chị dùng một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát rồi hòa với một cốc nước ấm để uống. Đồng thời, trong suốt hành trình, thỉnh thoảng nên ngậm trong miệng một lát gừng hoặc kẹo gừng.
Hoặc cũng có thể cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên xe ô tô đặt ở dưới lỗ mũi để cho mùi vị hăng, cay bay vào trong mũi. Ngoài ra, còn có thể lấy một miếng gừng dán vào rốn, lấy băng bông dính lại là được.
2. Vỏ quýt có tác dụng chống say tàu xe tốt vô cùng
Vỏ quýt nói riêng hay vỏ của họ nhà trái cây có múi nói chung đều có tác dụng chống say tàu xe rất tốt Cách chống say xe từ vỏ quýt cũng rất đơn giản nên được rất nhiều người áp dụng.
Trước khi lên xe khoảng 1 tiếng, lấy 1 quả quýt bóc vỏ, sau đó dùng vỏ quýt đặt vào giữa hai lỗ mũi để mùi quýt át hết tất cả các mùi trên xe. Khi vỏ quýt hết mùi thì tiếp tục lấy tay nặn cho bắn ra những tinh dầu có kèm theo mùi thơm, có thể hít 10 lần như vậy.
3. Chống say xe bằng lá trầu
Theo như Đông y thì lá trầu có tác dụng làm ấm vùng rốn rất tốt. Vì thế, người ta thường dùng lá trầu để chữa chứng say xe. Với cách chữa say xe bằng lá trầu thì trước khi khởi hành các chị ngắt 1 ít lá trầu cho vào túi, khi ở trên xe lấy 1 – 2 lá cầm tay để thi thoảng ngửi sẽ “át” mùi của xăng xe và cản trở gió, khiến các chị không mệt mỏi, say xe.
Hoặc cũng có làm theo cách, trước khi lên xe khoảng 15 phút, các chị có thể vo nát 3-4 lá trầu, sau đó đắp vào rốn, dùng chiếc vải xô, khăn mùi xoa lót, rồi dùng băng dính hoặc khăn buộc cho lá trầu cố định ở vùng rốn là được.
4. Mẹo chống say xe bằng giấm ăn
Trước khi lên xe uống một ly nước ấm có pha giấm ăn như vậy là thoải mái trong suốt chuyến đi.
5. Chống say xe bằng miếng dán
Một cách chống say xe đơn giản và được "team say xe" thường xuyên sử dụng nữa đó là dùng miếng dán cổ tay và rốn. Những miếng dán này có hạt nhựa nhỏ để tạo áp lực lên cổ tay giúp đi xe không bị say.
Do đó, có thể thực hiện phương pháp này bằng cách ấn nhẹ phần giữa hai dây chằng khoảng 3 cm và lùi về phía cùi chỏ. Dùng thêm một miếng cao giảm đau hoặc dán Salonpas vào rốn. Đây là cách giúp giữ ấm vùng bụng vô cùng hiệu quả.
6. Bánh mì có tác dụng chống say xe rất tốt
Bánh mì là loại thức ăn rất được ưa chuộng và được bày bán rất nhiều ở các bến xe. Khi ăn bánh mì, tuyến tụy sẽ tiết ra trypsin. Men này trao đổi chất với axit amin trong bánh mì có tác dụng trấn tĩnh thần kinh.
Ngoài ra, ngửi một mẩu bánh mì có thể giúp giảm bớt mùi tàu xe, giảm cảm giác say xe. Đó là lý do vì sao ở các bến xe rất hay bán bánh mì.
Vì sao một số người lại bị say xe trong khi người khác thì không?
Say xe là một phản ứng của cơ thể mà không ít người gặp phải khi di chuyển trên các phương tiện giao thông như xe hơi, tàu thuyều… Các triệu chứng của say xe có thể từ nhẹ nhàng như đổ mồ hôi cho tới chóng mặt, đau đầu và thậm chí là nôn. Vậy tại sao một số người lại bị say xe.
Thực tế, chuyển động được cảm nhận bởi não bộ thông qua rất nhiều con đường khác nhau trong hệ thần kinh, trong đó có thể bao gồm mắt và bộ phận cảm nhận thăng bằng trong tai chẳng hạn.
Khi bạn di chuyển một cách chủ động và có ý, thông qua đi đứng là một ví dụ, các tín hiệu từ mắt và tai đưa đến não bộ giúp cảm nhận sự chuyển động đồng nhất với nhau nên không tạo ra cảm giác bất thường.
Ngược lại khi ngồi trên xe, cảm giác lắc lư khiến bộ phận bên trong tai truyền đi tín hiệu rằng bạn bạn đang di chuyển.
Cùng lúc, mắt lại chỉ nhìn thấy một cảnh tính, như thế bạn đang không hề di chuyển vậy. Sự mâu thuẫn giữa thông tin đầu vào cho não bộ này là nguyên nhân hàng đầu khiến nhiều người cảm thấy say xe.
Thực tế, hiện chưa có một biện pháp triệt để nào để “chữa” say xe, tuy nhiên có một số mẹo mà người ta vẫn thường truyền tai nhau, ví dụ như dùng ngậm gừng tươi, ngửi tinh dầu ở cam, quýt, nhìn ra xa, không nên ăn nhiều trước khi lên xe hay uống thuốc chống say. Dù vậy, mức độ hiệu quả của các “mẹo” này thì còn phụ thuộc vào từng cá nhân.