3 phần thịt lợn này ăn càng ít sống càng thọ

Google News

3 phần thịt lợn gồm hạch bạch huyết, tuyến giáp và tuyến thượng thận ở lợn tuyệt đối không nên ăn.

Theo danh sách các chất gây ung thư của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế thuộc Tổ chức Y tế Thế giới, thịt đỏ bị xếp vào nhóm 2A, tức là "có thể gây ung thư" cho con người.
Điều này khiến nhiều người băn khoăn, lo ngại vì thịt lợn thuộc thịt đỏ. Vậy thịt lợn có thực sự gây ung thư? Hôm nay chuyên gia sẽ giải thích cho mọi người.
Tuyên bố thịt đỏ có thể gây ung thư đến từ đâu?
Với nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng, con người đã tiến hành nghiên cứu sâu hơn về tác động của các thành phần khác nhau đối với cơ thể.
Các nhà nghiên cứu chia thịt thành "thịt đỏ" và "thịt trắng", được phân loại dựa trên màu sắc của thịt khi chưa nấu chín. Người ta thường cho rằng các loại thịt có màu nhạt như gà, vịt, ngỗng, cá,...và thịt của động vật không phải động vật có vú như tôm thường là thịt trắng, trong khi thịt của động vật có vú như lợn, bò, cừu có màu sẫm hơn và thường được coi là thịt đỏ.
3 phan thit lon nay an cang it song cang tho
Ảnh minh họa.
Các nhà nghiên cứu phân tích rằng ăn quá nhiều thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ tử vong, ung thư đại trực tràng và béo phì ở nam giới. Điều này là do, so với thịt trắng, thịt đỏ chứa nhiều chất béo hơn, trong đó có nhiều axit béo bão hòa mà chúng ta thường gọi là "chất béo xấu".
Ngoài ra, thông qua một số lượng lớn các thí nghiệm trên động vật và khảo sát dịch tễ học, người ta phát hiện ra rằng một số bệnh ung thư như ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt cũng liên quan đến việc tiêu thụ thịt đỏ trong thời gian dài.
Lợi ích của thịt đỏ lớn hơn tác hại nhưng không quá nhiều
Trên thực tế, thịt đỏ bị xếp vào nhóm "chất gây ung thư loại 2A", cũng có thể gọi là "chất có thể gây ung thư", nghĩa là chưa có dữ liệu và kết luận rõ ràng về tác động gây ung thư của thịt lợn đối với cơ thể con người.
Hơn nữa, thịt đỏ rất giàu axit amin cần thiết cho cơ thể con người, cũng như các chất dinh dưỡng chất lượng cao như sắt heme và protein. Các chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng chỉ ra rằng chỉ cần tiêu thụ thịt đỏ ở mức độ vừa phải sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
"Hướng dẫn chế độ ăn uống cho cư dân Trung Quốc (2022)" cũng khuyến nghị lượng thịt gia súc, gia cầm tiêu thụ hàng ngày đối với người lớn là 40 gram đến 75 gram. Vì vậy, các tín đồ ăn uống đừng lo lắng, dù là thịt lợn, thịt bò hay thịt cừu, miễn là đừng lạm dụng quá mức thì sẽ ổn.
Ngoài ra, cần lưu ý tốt nhất không nên ăn 3 phần thịt lợn sau:
Thứ nhất, các hạch bạch huyết phân bố khắp cơ thể lợn, đặc biệt là phần thịt ở cổ. Đó là những cục màu trắng xám hoặc vàng nhạt, phân bố khắp cơ thể lợn. Các hạch này chứa độc tố, vi khuẩn và virus, không nên ăn vì vừa hôi vừa có thể gây hại sức khỏe. Đáng lưu ý, những mầm bệnh, độc tố trú ngụ tại hạch bạch huyết rất khó tiêu diệt dù được nấu ở nhiệt độ cao.
Thứ hai, tuyến giáp của lợn hay còn gọi là thịt vụn, nằm ở phía bên khí quản và phía sau họng của lợn. Bộ phận này vừa ít dinh dưỡng lại vừa chứa lượng lớn hormone tuyến giáp. Ăn nhiều có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone tuyến giáp trong cơ thể, gây ra các triệu chứng của tình trạng cường giáp như nôn, buồn nôn, chán ăn, tim đập nhanh, khó thở, tiêu chảy, đau bụng...
Thứ ba, tuyến thượng thận của lợn hay còn gọi là thận nhỏ nằm ở phía trước mép trong của thận lợn, thực hiện chức năng bài tiết. Tuyến thượng thận là một trong những nơi tích tụ nhiều chất thải, độc tố nhất. Tiêu thụ nhiều bộ phận này có thể gây ngộ độc cấp, biểu hiện lâm sàng là chóng mặt, đầy bụng, buồn nôn, hồi hộp, đánh trống ngực, suy nhược toàn thân, đau dạ dày, kèm theo các triệu chứng tiêu chảy.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: “Rùng mình” với món trứng đúc thịt gián

 

Kiều Dụ (Theo SH)

>> xem thêm

Bình luận(0)