Coi thường suy nghĩ của con trẻ là một trong những cách dạy con sai lầm.Thực tế hầu hết các ông bố bà mẹ hoặc người lớn đều tặc lưỡi rằng con còn bé thế nó không biết gì đâu và không tôn trọng ý kiến cũng như mong muốn của con.Tuy nhiên cách dạy con sai lầm này vô tình tạo cho trẻ cảm giác tự ti, không được tôn trọng mà còn có thể kìm hãm và giết chết tính sáng tạo, ham học hỏi ở trẻ.Việc bố mẹ coi thường suy nghĩ của con, không để tâm tới ý kiến của con cũng là nguyên nhân khiến bé trở thành người ích kỉ với người khác. Thậm chí lầm đường lạc lối vì không được cha mẹ chỉ dẫn.Bao bọc con quá mức cũng là sai lầm nhiều cha mẹ Việt mắc phải.Các bà mẹ sẵn sàng làm cho con mọi thứ. Sợ con vất vả gánh hết nặng nhọc về mình. Sợ con bẩn nên không dám cho con tự do khám phá thiên nhiên, sợ con làm hỏng đồ nên làm thay con mọi việc nhà, sợ con va vấp sớm với cuộc đời nên chỉ bắt con học, lên đại học cũng không được làm thêm...Kiểu thương con đó tính khiến bé trở thành đứa trẻ yếu đuối, nhút nhát, phụ thuộc vào người khác.Không chỉ vậy có đứa trẻ sẽ coi mình là trung tâm vũ trụ để mè nheo mọi thứ, chúng sẽ trở nên ích kỉ, không biết quan tâm chia sẻ với người khác kể cả cha mẹ khi trường thành."Thương cho roi cho vọt" là câu thành ngữ mà ông bà cha mẹ người Việt vin vào để dạy con từ xa xưa.Tuy nhiên hầu hết họ đều nghĩ việc cho roi cho vọt là đánh đập khắc nghiệt với con. Trong khi thực tế roi vọt ở đây chỉ là khuyên nên nghiêm khắc, dứt khoát dạy dỗ chúng điều đúng điều sai một cách rõ ràng.Chính những gia đình lạm dụng roi vọt khi dạy con khiến trẻ bị tổn thương về thể xác cũng như tinh thần, làm phá vỡ tình cảm gia đình và mối tương quan giữa cha mẹ, con cái.Trẻ cũng có thể trở nên lỳ lợm, bướng bỉnh và vô cảm hơn, thậm chí có xu hướng bạo lực về sau do ảnh hưởng từ những trận đòn roi của bố mẹ, ngoài ra còn sinh tâm lý sống bất cần, dễ bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo.
Coi thường suy nghĩ của con trẻ là một trong những cách dạy con sai lầm.
Thực tế hầu hết các ông bố bà mẹ hoặc người lớn đều tặc lưỡi rằng con còn bé thế nó không biết gì đâu và không tôn trọng ý kiến cũng như mong muốn của con.
Tuy nhiên cách dạy con sai lầm này vô tình tạo cho trẻ cảm giác tự ti, không được tôn trọng mà còn có thể kìm hãm và giết chết tính sáng tạo, ham học hỏi ở trẻ.
Việc bố mẹ coi thường suy nghĩ của con, không để tâm tới ý kiến của con cũng là nguyên nhân khiến bé trở thành người ích kỉ với người khác. Thậm chí lầm đường lạc lối vì không được cha mẹ chỉ dẫn.
Bao bọc con quá mức cũng là sai lầm nhiều cha mẹ Việt mắc phải.
Các bà mẹ sẵn sàng làm cho con mọi thứ. Sợ con vất vả gánh hết nặng nhọc về mình. Sợ con bẩn nên không dám cho con tự do khám phá thiên nhiên, sợ con làm hỏng đồ nên làm thay con mọi việc nhà, sợ con va vấp sớm với cuộc đời nên chỉ bắt con học, lên đại học cũng không được làm thêm...
Kiểu thương con đó tính khiến bé trở thành đứa trẻ yếu đuối, nhút nhát, phụ thuộc vào người khác.
Không chỉ vậy có đứa trẻ sẽ coi mình là trung tâm vũ trụ để mè nheo mọi thứ, chúng sẽ trở nên ích kỉ, không biết quan tâm chia sẻ với người khác kể cả cha mẹ khi trường thành.
"Thương cho roi cho vọt" là câu thành ngữ mà ông bà cha mẹ người Việt vin vào để dạy con từ xa xưa.
Tuy nhiên hầu hết họ đều nghĩ việc cho roi cho vọt là đánh đập khắc nghiệt với con. Trong khi thực tế roi vọt ở đây chỉ là khuyên nên nghiêm khắc, dứt khoát dạy dỗ chúng điều đúng điều sai một cách rõ ràng.
Chính những gia đình lạm dụng roi vọt khi dạy con khiến trẻ bị tổn thương về thể xác cũng như tinh thần, làm phá vỡ tình cảm gia đình và mối tương quan giữa cha mẹ, con cái.
Trẻ cũng có thể trở nên lỳ lợm, bướng bỉnh và vô cảm hơn, thậm chí có xu hướng bạo lực về sau do ảnh hưởng từ những trận đòn roi của bố mẹ, ngoài ra còn sinh tâm lý sống bất cần, dễ bị bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo.