Nếu bạn thường đánh vào đít, la hét hay dọa dẫm khi con từ chối lắng nghe thì phụ huynh đã sai lầm trong cách nuôi dạy con cái. Hình phạt có thể cần thiết để con phân biệt được đúng sai nhưng nếu cha mẹ dùng hình phạt không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.Đánh đòn roi. Đánh đòn lặp đi lặp lại là một sự trừng phạt lãng phí nhất để cô lập con bạn. Chấn thương lặp đi lặp lại dẫn đến kết quả học tập kém, trí tuệ và cảm xúc giảm, làm cho chúng lo lắng về cuộc sống và lớn lên có thể trở thành một người vô vị.Đầu tiên phụ huynh nên nén cơn giận và nói chuyện với trẻ, sau đó bớt một số đặc quyền như dùng máy tính, iPad hay rút ngắn thời gian chơi. Nếu tất cả các phương án thất bại thì mới đến đòn roi sau cùng.Nhốt bé trong phòng tối. Cô lập con là hình phạt được rất nhiều cha mẹ áp dụng tránh làm tổn thương thể chất thế nhưng nó lại là con dao hai lưỡi làm cho trẻ xóa hết tình cảm với bạn. Những trẻ bị nhốt trong phòng tối còn có xu hướng muốn tự tử, lạm dụng thuốc và nhìn cuộc sống tiêu cực khi chúng lớn lên.Trong trường hợp muốn cô lập trẻ, cha mẹ nên yêu cầu trẻ đứng vào một góc và lờ đi tất cả những hành động của bé sau khi đưa ra hình phạt. Đây là hình phạt không có kết quả tức thời nhưng lại tác động đến trẻ lâu dài.La hét. Từ ngữ không có ý nghĩa khi bạn dùng nó để ném vào một đứa trẻ non nớt. La hét chỉ là biểu hiện cha mẹ không tài nào kiểm soát nổi hành vi của con. Nó sẽ dẫn đến hình ảnh tiêu cực của bạn trong mắt trẻ.Thay vì la lối om sòm hãy bắt đầu nói chuyện với con “Tại sao con làm điều đó ? Nó có thể làm tổn thương con. Con có muốn chơi với các khối lego hoặc vẽ một bức tranh?” Bất cứ điều gì có thể chuyển hướng tâm trí của con bạn sẽ thay đổi được hành vi khác thường của bé.Đe dọa. Phụ huynh thường làm điều này mà không biết rằng đầu óc non nớt của trẻ sẽ không hiểu lý do tại sao cha mẹ lại tàn nhẫn như vậy. Nó sẽ ảnh hưởng nặng đến niềm tin của con đối với cha mẹ.Thay vì đe dọa hãy cho con biết tại sao hành vi của con không thể chấp nhận được trong môi trường gia đình hay tập thể.So sánh với trẻ khác. Một trong số những sai lầm thường thấy của bố mẹ và đem con so bì với con hàng xóm. Điều này vô tình làm trẻ có cảm giác bị phản bội và mất niềm tin. Đây không phải là kích thích bé cạnh tranh mà chỉ gây ra lòng tổn thương và bị xúc phạm.Cách dạy con hay nhất là phụ huynh hãy chỉ ra khuyết điểm của con và động viên chúng khắc phục. Theo cách này sẽ giúp trẻ tự tin hơn và sớm đạt được những kết quả tốt.
Nếu bạn thường đánh vào đít, la hét hay dọa dẫm khi con từ chối lắng nghe thì phụ huynh đã sai lầm trong cách nuôi dạy con cái. Hình phạt có thể cần thiết để con phân biệt được đúng sai nhưng nếu cha mẹ dùng hình phạt không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.
Đánh đòn roi. Đánh đòn lặp đi lặp lại là một sự trừng phạt lãng phí nhất để cô lập con bạn. Chấn thương lặp đi lặp lại dẫn đến kết quả học tập kém, trí tuệ và cảm xúc giảm, làm cho chúng lo lắng về cuộc sống và lớn lên có thể trở thành một người vô vị.
Đầu tiên phụ huynh nên nén cơn giận và nói chuyện với trẻ, sau đó bớt một số đặc quyền như dùng máy tính, iPad hay rút ngắn thời gian chơi. Nếu tất cả các phương án thất bại thì mới đến đòn roi sau cùng.
Nhốt bé trong phòng tối. Cô lập con là hình phạt được rất nhiều cha mẹ áp dụng tránh làm tổn thương thể chất thế nhưng nó lại là con dao hai lưỡi làm cho trẻ xóa hết tình cảm với bạn. Những trẻ bị nhốt trong phòng tối còn có xu hướng muốn tự tử, lạm dụng thuốc và nhìn cuộc sống tiêu cực khi chúng lớn lên.
Trong trường hợp muốn cô lập trẻ, cha mẹ nên yêu cầu trẻ đứng vào một góc và lờ đi tất cả những hành động của bé sau khi đưa ra hình phạt. Đây là hình phạt không có kết quả tức thời nhưng lại tác động đến trẻ lâu dài.
La hét. Từ ngữ không có ý nghĩa khi bạn dùng nó để ném vào một đứa trẻ non nớt. La hét chỉ là biểu hiện cha mẹ không tài nào kiểm soát nổi hành vi của con. Nó sẽ dẫn đến hình ảnh tiêu cực của bạn trong mắt trẻ.
Thay vì la lối om sòm hãy bắt đầu nói chuyện với con “Tại sao con làm điều đó ? Nó có thể làm tổn thương con. Con có muốn chơi với các khối lego hoặc vẽ một bức tranh?” Bất cứ điều gì có thể chuyển hướng tâm trí của con bạn sẽ thay đổi được hành vi khác thường của bé.
Đe dọa. Phụ huynh thường làm điều này mà không biết rằng đầu óc non nớt của trẻ sẽ không hiểu lý do tại sao cha mẹ lại tàn nhẫn như vậy. Nó sẽ ảnh hưởng nặng đến niềm tin của con đối với cha mẹ.
Thay vì đe dọa hãy cho con biết tại sao hành vi của con không thể chấp nhận được trong môi trường gia đình hay tập thể.
So sánh với trẻ khác. Một trong số những sai lầm thường thấy của bố mẹ và đem con so bì với con hàng xóm. Điều này vô tình làm trẻ có cảm giác bị phản bội và mất niềm tin. Đây không phải là kích thích bé cạnh tranh mà chỉ gây ra lòng tổn thương và bị xúc phạm.
Cách dạy con hay nhất là phụ huynh hãy chỉ ra khuyết điểm của con và động viên chúng khắc phục. Theo cách này sẽ giúp trẻ tự tin hơn và sớm đạt được những kết quả tốt.