Sáng 30/1, Sở Giao thông vận tải TP HCM tổ chức lễ khánh thành cầu Rạch Chiếc 2 trên đường Vành đai Đông (hay còn gọi là Vành Đai 2, quận 9, TP HCM) sớm trước thời hạn 3 tháng, giúp kết nối giao thông khu vực cảng Hiệp Phước, cầu Phú Mỹ, cảng Cát Lái với Khu Công nghệ cao TP HCM, đồng thời góp phần giảm ùn tắc giao thông qua khu vực này.
|
Cầu Rạch Chiếc 2 đã được thông xe. |
Theo đó, cầu Rạch Chiếc 2 có tổng chiều dài hơn 540m, phần cầu chính gồm 3 nhịp vòm ống thép nhồi bê tông, phần cầu dẫn mỗi bên gồm 5 nhịp dầm bê tông; đường dẫn 2 đầu cầu có tổng chiều dài 322 m. Giai đoạn 1 của dự án xây dựng một nhánh cầu cho 4 làn xe lưu thông bên trái tim tuyến quy hoạch được duyệt - theo hướng từ cầu Phú Mỹ đi về phía Xa lộ Hà Nội - với tổng mức đầu tư hơn 871 tỷ đồng. Giai đoạn 2 sẽ xây dựng một nhánh cầu cho 4 làn xe lưu thông bên phía còn lại.
Theo Khu Quản lý giao thông đô thị số 2 là chủ đầu tư dự án, thời gian thi công công trình đã rút ngắn 3 tháng so với kế hoạch. Công trình hoàn thành sẽ giảm áp lực giao thông từ đường Vành đai 2 ra Xa lộ Hà Nội theo hướng đường Đồng Văn Cống, Mai Chí Thọ. Khi đó, quãng đường di chuyển hàng hóa từ cảng Cát Lái về Khu Công nghệ cao được rút ngắn xuống còn 8 km, thay vì chạy vòng ra Xa lộ Hà Nội dài 14 km như hiện nay. Đồng thời, giúp việc vận chuyển hàng hóa từ Khu Công nghệ cao ra các cảng biển như Tân Thuận, Hiệp Phước… thuận lợi hơn. Ông Lê Văn Khoa, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nói:
Sau khi đưa vào hoạt động, phương án phân luồng giao thông là cho phép xe hai bánh, xe ôtô, xe tải dưới 3,5 tấn lưu thông qua cầu theo 2 lộ trình. Kết nối với Xa lộ Hà Nội tại nút giao Liên Phường – Cầu Rạch Chiếc 2 – Đường D2 – Vòng xoay D1, D2 – Đường D1 – Xa lộ Hà Nội và ngược lại. Kết nối với đường Lê Văn Việt tại nút giao Liên Phường – Cầu Rạch Chiếc 2 – Đường D2 – Vòng xoay D1, D2 – Đường D2B – Đường vành đai đoạn 2 Khu công nghệ cao – Lê Văn Việt và ngược lại.