Bên cạnh hồ sơ giấy tờ thì đồ ăn thức uống cũng bị làm giả nhan nhản, khiến người tiêu dùng vô cùng hoang mang
Mực khô làm bằng cao su
Một trong những loại thực phẩm được làm giả khá phổ biến tại Việt Nam đó là mực khô.
|
Mực khô giả được chế biến từ xenlulo nhìn không khác gì mực khô thật. |
Vài năm trở lại đây, người tiêu dùng cả nước rộ lên thông tin mực khô được làm giả từ cao su, và vô cùng hoang mang khi tìm mua, tiêu thụ sản phẩm này. Có không ít lần chi cục quản lý thị trường tại các địa phương đã phát hiện và bắt giữ những lô hàng mực cao su có trọng lượng lên tới cả hàng trăm kg.
Ông Đinh Văn Tường, Phó viện trưởng Viện Kỹ thuật hoá (Viện Khoa học Việt Nam), người nghiên cứu nhiều vật liệu mới ứng dụng trong sản xuất công nghiệp, cho biết: “Tôi đã xem một số loại mực khô giả. 100% loại nguyên vật liệu mực này không phải được khai thác từ biển, rất có nhiều khả năng nó được tạo thành từ hợp chất của xenlulo, tẩm ướp hương vị mực kết hợp với công nghệ cán, ép để sản xuất hàng loạt. Công nghệ này thường là có nguồn gốc từ Trung Quốc".
Trước băn khoăn của phóng viên về tính chất, nguồn gốc của xenlulo và ảnh hưởng của hợp chất này đến sức khoẻ con người, ông Tường giải thích: "Để phân tích cụ thể một dạng hợp chất hữu cơ là rất khó. Tại Viện kỹ thuật hoá, muốn làm phải huy động 7- 8 phòng ban. Nhưng nói cho thật dễ hiểu thì xenlulo có thể được tổng hợp từ tinh bột hoặc từ nhiều nguồn bã nguyên liệu khác nhau. Ở mỗi quốc gia, hợp chất này được tổng hợp bằng nguyên liệu phù hợp, phổ biến. Tại Việt Nam, xenlulo có nhiều, được tổng hợp từ xơ của củ sắn dây và tinh bột. Giá của xenlulo rất rẻ, chỉ khoảng 10.000 đồng/kg.
Theo ông Tường dự đoán, một kg mực được sản xuất hàng loạt bằng công nghệ cán ép từ hợp chất xenlulo tẩm hương vị thì giá thành cao nhất cũng chỉ là 30.000 đồng/kg. Như vậy, so với một kg "mực cao su" mua ở Cửa Ông (Cẩm Phả - Quảng Ninh) với giá 160.000 đồng hay 200.000 đồng tại Hà Nội thì lợi nhuận của những kẻ sản xuất, buôn bán "mực cao su" là siêu lợi nhuận. Bằng công nghệ này, ta có thể hình dung, chỉ bằng những khuôn ép, sử dụng hợp chất xenlulo người ta có thể sản xuất mực hàng loạt theo năng suất của dây chuyền sản xuất, khỏi phải mua mực thật với giá đắt, hay giăng buồm ra khơi đánh bắt.
Trứng gà làm từ hóa chất
Ngày 9/1/2012, một người đàn ông họ Vương ở thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông tiết lộ, anh gần đây mua phải những quả trứng giả tại chợ. Wang nói rằng mình mua 1kg trứng tại một cửa hàng ở khu vực anh sinh sống. Sau đó, anh phát hiện có 3 quả trứng giả trộn lẫn trong số trứng thật.
|
Quả trứng gà giả có độ nảy và đàn hồi như quả bóng cao su. |
Khi Wang muốn đập quả trứng ra để nấu ăn, anh để ý một quả trứng cứng như đá. Khi đập vỡ quả trứng, lòng trắng đã bị đông đặc và màu sắc chuyển sang màu vàng. Wang sau đó thử nấu quả trứng xem nó có hiện tượng gì. Trong khoảng 20 phút nấu quả trứng, lòng đỏ bắt đầu trở nên rất dẻo và nó có thể nảy cao 20cm khi rơi xuống đất.
Theo một chuyên gia nghiên cứu thực phẩm của đại học Yên Đài, cả 3 quả trứng đều là trứng giả hay trứng nhân tạo làm từ các hóa chất trộn lẫn vào nhau.
Bằng cách tổng hợp từ canxi cacbonat, bột thạch cao và sáp nến, vỏ trứng được tạo ra hoàn hảo y như vỏ trứng thật. Còn với lòng đỏ bên trong, họ chỉ cần trộn gelatin, phèn và axit benzoic vào với nhau. Sau đó, họ cho thêm vào màu vàng chanh thực phẩm và canxi clorua, thế là tạo được một quả trứng gà giả y như thật.
Tai lợn được làm từ nhựa và gelatin
Mới đây, ngày 4/5, báo chí Trung Quốc lại khiến nhiều người hoảng hốt khi đưa tin người dân thành phố Cám Châu thuộc tỉnh Giang Tây phát hiện tai lợn nhân tạo nghi ngờ được làm từ nhựa và gelatin.
Cụ thể, sáng 30/3, một người dân ở thành phố Cám Châu, Giang Tây đã phát hiện tai lợn giả sau khi mua tai ngoài chợ. Tai lợn này không bình thường, nó không chỉ có mùi hóa học khó ngửi mà còn vừa xé đã rách.
Sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc và phát hiện một khu chuyên chế biến tai lợn giả. Nhân viên điều tra cho biết, bì của số tai lợn giả không có tổ chức huyết quản và sụn, mùi của nó rất khó ngửi, có thể dùng vật cứng đâm thủng, không có độ dai như tai lợn thật, thậm chí dễ dàng xé rách chúng bằng tay.
Sườn bò thơm cay được làm từ bột mỳ
Những ngày đầu tháng 11/2013, dư luận rộ lên thông tin sản phẩm “Sườn bò thơm cay” của Công ty TNHH SaSa (Hà Nội) sản xuất không phải làm từ các nguyên liệu như quảng cáo trên bao bì mà là xốp bọc hoa quả khiến các bậc phụ huynh vô cùng hoang mang.
|
Miếng "sườn bò" ngâm trong nước tách ra thành thớ dọc, xốp và có màu nhờ nhờ. |
Những gói sườn bò thơm cay với giá chỉ 2 – 3.000 đồng/gói, được bán rộng rãi tại các quầy hàng quanh khu vực cổng trường.
Sản phẩm có màu sắc khá giống thịt bò và ép miếng khá to, có thớ dọc. Kéo miếng “sườn bò” theo chiều dọc thì rất dai. “Miếng sườn” có khổ không bị ép mỏng nên có thể thấy rõ các lỗ trên “miếng sườn” tựa như lỗ trên tấm xốp.
Sau khi đem mẫu vật đi xét nghiệm, Cục Quản lý Nông lâm thủy sản (Bộ NNPTNT) đưa ra kết luận rằng: Không hề có thành phần thịt bò, nhưng cũng chẳng có thành phần xốp như nhiều người nghi ngờ, sản phẩm "sườn bò thươm cay" của Công ty TNHH Sa Sa sau khi kiểm tra, được xác định là làm chủ yếu từ... bột mì.
Vi cá mập làm bằng cao su
Đầu năm 2013, một đoạn video phát sóng trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc khiến nhiều người không khỏi sốc, khi một số nhà hàng ở Bắc Kinh, Trịnh Châu và Nam Kinh sử dụng vây cá mập giả.
Vây cá mập giả được làm từ gelatine, sodium alginate, chất màu và không có giá trị dinh dưỡng. Giáo sư Zhu Yi – Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, cho hay, qua phân tích mẫu vây cá mập giả chứa chất độc trichloroacetone còn vượt ngưỡng.
Các chất làm vây cá mập giả khi nấu ở nhiệt độ hơn 100 độ C sẽ phân hủy thành các chất axit kết hợp chất béo tạo thành trichloroacetone.