|
Tương tự như khi mua vé máy bay qua mạng, hành khách hoàn toàn chủ động trong việc chọn chỗ, đặt vé, in “Thẻ lên tàu hỏa”, thanh toán cũng như tra cứu và nhận hóa đơn điện tử tại bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào... |
Sáng 31/8, ông Nguyễn Văn Bính, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Vận tải Đường sắt Hà Nội cho biết, hệ thống vé tàu điện tử, hóa đơn điện tử là bước phát triển tiếp theo của hệ thống trong giai đoạn 2, toàn bộ quy trình mua vé thực hiện hoàn toàn bằng hình thức trực tuyến (online). Tương tự như khi mua vé máy bay qua mạng, hành khách hoàn toàn chủ động trong việc chọn chỗ, đặt vé, in “Thẻ lên tàu hỏa”, thanh toán cũng như tra cứu và nhận hóa đơn điện tử tại bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào mà không cần phải ra ga để làm thủ tục in vé như trước đây.
FPT sẽ chịu trách nhiệm quản lý hệ thống bán vé điện tử, phần mềm kiểm soát vé trên thiết bị cầm tay, hệ thống thông tin khách hàng (qua màn hình, cổng in vé tự động). Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone sẽ chịu trách nhiệm khởi tạo và cung cấp dịch vụ tra cứu hóa đơn điện tử cho hành khách đi tàu qua website: http://hoadon.vantaiduongsathanoi.vn đối với các ga từ Kim Liên trở ra phía Bắc; http://hoadon.duongsatsaigon.vn đối với các ga từ Đà Nẵng trở về phía Nam.
Cụ thể, để đặt chỗ, mua vé tàu điện tử, tra cứu và nhận hóa đơn điện tử, quý hành khách cần biết: Bắt đầu từ 23h00 ngày 31/8, hệ thống vé tàu điện tử giai đoạn 1 sẽ tạm dừng hoạt động để chuyển đổi hệ thống sang hệ thống giai đoạn 2. Đến 02h00 sáng ngày 1/9, hệ thống vé tàu điện tử và hóa đơn điện tử sẽ chính thức đi vào hoạt động. Trong khoảng thời gian này, Tổng Công ty sẽ bán vé bổ sung cho hành khách có nhu cầu mua vé đi ngay tại các nhà ga dọc đường trên các tuyến
Hành khách có nhu cầu đi lại bằng phương tiện tàu hỏa có thể đặt chỗ mua tại các nhà ga hoặc truy cập vào website www.dsvn.vn, vietnamrailway.vn và vetau.com.vn để đăng ký, đặt chỗ, mua vé tàu điện tử và thanh toán qua các hình thức như sau: Đặt chỗ và thanh toán online; Đặt chỗ và thanh toán tại ga và mua vé tại nhà ga.
|
điện tử bao gồm các nội dung như thông tin cá nhân của hành khách, chi tiết hành trình, mã code ma trận điểm ảnh (QR code)... |
Cũng theo ông Nguyễn Văn Bính, vé giấy trước đây kiêm hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT), vé điện tử không phải là hóa đơn GTGT. Vé điện tử sau khi được mua sẽ được lưu trên hệ thống, hành khách sẽ nhận được Thẻ lên tàu hỏa và Hóa đơn điện tử (nếu hành khách có nhu cầu lấy hóa đơn).
Vé điện tử bao gồm các nội dung như thông tin cá nhân của hành khách, chi tiết hành trình, mã code ma trận điểm ảnh (QR code)... Khi lên tàu, hành khách chỉ cần xuất trình thẻ lên tàu chứa thông tin vé điện tử có thông tin cá nhân khớp với giấy tờ tùy thân. Hành khách có thể dùng điện thoại thông minh hay máy tính bảng lưu thông tin vé điện tử thay cho vé giấy để lên tàu. Trên vé điện tử có QR code để thiết bị kiểm soát nhận diện được. Mỗi vé chỉ có một mã nên nếu hành khách mua vé từ “cò vé” mà không đúng thông tin cá nhân đã cung cấp khi đặt chỗ qua mạng, tấm vé đó không hợp lệ và không có giá trị đi tàu.
Sau khi hành khách hoàn tất việc đặt vé và thanh toán trên website, thông tin vé tàu điện tử sẽ được gửi đến hòm thư điện tử (email) cá nhân của người mua vé. Với những thông tin này, hành khách có thể tự in vé tàu trực tiếp bằng máy in thường trên giấy A4 hoặc cung cấp mã vé để nhân viên bán vé hỗ trợ in tại cửa vé nhà ga. Trong trường hợp không sử dụng email, hành khách có thể đăng ký dịch vụ nhận thông tin vé điện tử qua tin nhắn. Mã vé sẽ được nhắn trực tiếp đến số điện thoại đăng ký của người mua và sử dụng để truy cập, in vé trên website, cửa vé hoặc ki ốt tại ga.
Ông Nguyễn Văn Bính cũng lưu ý, trong thời gian 15 ngày đầu tháng 9, để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, chính xác và an toàn Tổng Công ty Đường sắt Việt Na, tạm dừng dịch vụ thu tiền vé tàu tại các Bưu cục, các điểm giao dịch của VIB, Internet Banking và ATM. Hành khách sẽ thanh toán tiền mua vé trực tiếp qua online hoặc các điểm bán vé của Đường sắt trong thời gian này.