Mỹ: tranh cãi về việc cách ly Ebola

Google News

(Kiến Thức) - Các quy định và kiểm dịch và giám sát các nhân viên y tế trở về từ Tây Phi đang thay đổi và gây ra nhiều tranh cãi.

Cuộc đấu tranh trong vấn đề kiểm dịch Ebola đã trở thành vấn đề nóng trong cuộc ẩu đả liên quan đến chính trị, khoa học và pháp luật. Theo đó, các quy định và kiểm dịch và giám sát các nhân viên y tế trở về từ Tây Phi đang thay đổi theo từng khu vực và thiếu sự thống nhất.
Lầu Năm Góc tuyên bố hôm qua rằng nhân viên quân đội trở về từ Liberia sẽ được cách ly trong 21 ngày, mặc dù không có ai có triệu chứng đáng nghi nhiễm Ebola hoặc từng tiếp xúc với người bệnh.
Trong khi đó các chính sách quân đội chỉ kêu gọi những người có "nguy cơ cao" và những cán bộ y tế làm việc trực tiếp với bệnh nhân nhiễm vi rút mới cần phải cách ly và theo dõi trực tiếp.
Đặc biệt, kịch bản cách ly bệnh nhân như tội phạm càng dấy lên nghiêm trọng của Mỹ sau vụ việc y tá Kaci Hickox hôm 24/10 bị cách ly tại Newark Liberty, New Jersay sau khi trở về từ Sierra Leone. Cô đã tham gia vào hoạt động y tế từ thiện với nhóm Bác sĩ không biên giới ở quốc gia này. Trong khi đó, Thống đốc Chris Christie của New Jersey tuyên bố tằng đây chỉ là phương pháp "điều trị tích cực".
 Nữ y tá , Kaci Hickox tố cáo cô bị cách ly “vô nhân đạo”.
Những người thuộc phe chỉ trích chính sách cách ly bắt buộc được áp đặt tại New Jersey cho rằng đây là là một chính sách chính trị bởi thực tế những cán bộ y tế không có bất kỳ triệu chứng nhiễm vi rút Ebola. Vi rút này chỉ lây lan thông qua chất dịch trên cơ thể của người bị nhiễm bệnh như chất nôn mửa, phân hay nước bọt, tinh dịch.
Kristi L. Koenig, phát ngôn viên của Trường Cao đẳng y tế Mỹ, đại diện cho khoảng 34.000 bác sĩ khoa cấp cứu toàn quốc phát biểu: "Điều này không có ý nghĩa y tế".
Udi Ofer, giám đốc điều hành Hiệp hội Tự do Dân sự Mỹ tại New Jersey nhận định rằng lời chỉ trích của nữ y tá có thể làm "dấy lên nỗi lo ngại về việc nhà nước lạm dụng quyền hạn khi bắt buộc những người không có triệu chứng Ebola phải cách ly".
Quy định mới này được áp dụng sau khi bệnh nhân Ebola đầu tiên tại New York, bác sĩ Craig Spencer bị phát hiện nhiễm Ebola hôm 23/10, chỉ vài ngày sau khi anh trở về từ Guinea. Spencer cũng tham gia điều trị bệnh nhân Ebola cùng nhóm Bác sĩ không biên giới tại quốc gia Tây Phi này.
Thống đốc bang New York Cuomo và bang New Yersey Christie có chung quan điểm trong việc thực hiện cách ly 21 ngày các y tá có tiếp xúc người bệnh Ebola ở Tây Phi.
Ông Chris Christie cũng nhấn mạnh vệc cách ly là cần thiết để bảo vệ cộng đồng và dự đoán “sớm hay muộn cũng sẽ là một điều luật mới của quốc gia”.
Linh Chi

Bình luận(2)

Minh Hiền

mai nguyễn

ebola quá nguy hiểm, các biện pháp ngăn ngừa chặt chẽ là rất cần thiết nếu như ko muốn nó biến thành thảm họa

Minh Hiền

hoàng khải

Có lẽ vì tính chất nguy hiểm của ebola làm người ta sợ hãi, dẫn tới việc cách ly một cách " quá đáng" những người có nguy cơ lây nhiểm!