Vào mùa lạnh, khả năng kháng khuẩn của cơ thể bé còn yếu nên dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và xâm nhập vào cơ thể của trẻ. Chính vì thế, các mẹ hãy cẩn thận khi chăm sóc bé và tốt nhất là tìm cách giúp bé nâng cao khả năng miễn dịch của cho con, dưới đây là 4 cách để giúp trẻ nâng cao khả năng miễn dịch.
1. Không nên nuôi con theo kiểu lồng kính. Lo sợ con bị nhiễm khuẩn gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, nhiều bậc cha mẹ đã không cho con ra ngoài tiếp xúc với môi trường. Vô hình chung, những hành động đó đã tạo cho bé thói quen “lười vận động”, sức đề kháng của bé cũng vì thế mà giảm. Hãy đưa bé ra ngoài tắm nắng để hấp thụ vitamin D vào mỗi sáng.
Các bác sĩ khuyên rằng, mỗi sáng, bạn hãy cho bé ra ngoài khoảng 30 phút vào lúc sáng sớm kết hợp với việc cho bé tập môt vài động tác đơn giản. Như vậy, bé vừa có thể hít thở không khí trong lành lại có thể nâng cao hệ miễn dịch của mình. Vào mùa lạnh, nhiệt độ buổi sáng khá thấp nên nếu đưa trẻ ra ngoài, bé sẽ dễ bị ốm. Bởi vậy, mẹ có thể chờ tớ tầm 10h, khi nắng mặt trời lên cao và thời tiết ấm áp mới đưa con ra ngoài.
2. Cho bé ăn nhiều ngũ cốc hơn. Ăn nhiều ngũ cốc hơn sẽ là cách tốt để bố mẹ nâng cao khả năng miễn dịch cho con mình. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sự phát triển của bé được chia ra thành nhiều giai đoạn, và vì thế, thực đơn ăn uống của trẻ cũng phải luôn được thay đổi để đáp ứng với nhu cầu mà cơ thể trẻ cần. Trong ngũ cốc có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau. Nếu bạn chỉ cho bé ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều protein, giàu năng lượng thì trẻ sẽ rất dễ bị thừa cân.
Bên cạnh việc cho bé ăn nhiều ngũ cốc, bạn cũng nên cho bé ăn sữa chua hoặc váng sữa vì nó có thể giúp làm tăng lượng axit lactic và vi khuẩn probiotics, những loại chất này có tác dụng trong việc phòng chống tiêu chảy. Tuy nhiên, bạn không nên cho bé ăn nhiều và không thể dùng sữa chua thay thế sữa bình thường.
3. Không nên hơi chút là đưa trẻ tới bệnh viện. Thường xuyên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ là cách tốt để bảo vệ sức khỏe cho con. Tuy nhiên, người lớn không nên hơi thấy bé khó chịu một chút là lập tức đưa tới bệnh viện, cũng không nên cho bé uống thuốc bừa bãi và nghe lời truyền miệng. Những việc làm này sẽ khiến hệ miễn dịch của bé bị suy giảm và trẻ sẽ phụ thuộc vào thuốc.
4. Hạn chế giữ bé trong môi trường nhiệt ổn định. Việc vội vàng cho bé mặc thêm quần áo khi nhiệt độ hơi giảm một chút của các ông bố bà mẹ là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của bé bị giảm đi. Nếu thường xuyên để bé tiếp xúc với môi trường nhiệt ổn định sẽ khiến bé có phản ứng đột ngột với sự thay đổi thời tiết. Ví dụ như mùa hè, bé dễ bị đổ mồ hôi và nếu ra gió thì rất dễ bị cảm lạnh. Chính vì vậy, các ông bố bà mẹ có thể tập cho con khả năng thích nghi với những môi trường nhiệt khác nhau. Như vậy sẽ hạn chế được khả năng bé bị sốc nhiệt.
Vào mùa lạnh, khả năng kháng khuẩn của cơ thể bé còn yếu nên dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và xâm nhập vào cơ thể của trẻ. Chính vì thế, các mẹ hãy cẩn thận khi chăm sóc bé và tốt nhất là tìm cách giúp bé nâng cao khả năng miễn dịch của cho con, dưới đây là 4 cách để giúp trẻ nâng cao khả năng miễn dịch.
1. Không nên nuôi con theo kiểu lồng kính. Lo sợ con bị nhiễm khuẩn gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, nhiều bậc cha mẹ đã không cho con ra ngoài tiếp xúc với môi trường. Vô hình chung, những hành động đó đã tạo cho bé thói quen “lười vận động”, sức đề kháng của bé cũng vì thế mà giảm. Hãy đưa bé ra ngoài tắm nắng để hấp thụ vitamin D vào mỗi sáng.
Các bác sĩ khuyên rằng, mỗi sáng, bạn hãy cho bé ra ngoài khoảng 30 phút vào lúc sáng sớm kết hợp với việc cho bé tập môt vài động tác đơn giản. Như vậy, bé vừa có thể hít thở không khí trong lành lại có thể nâng cao hệ miễn dịch của mình. Vào mùa lạnh, nhiệt độ buổi sáng khá thấp nên nếu đưa trẻ ra ngoài, bé sẽ dễ bị ốm. Bởi vậy, mẹ có thể chờ tớ tầm 10h, khi nắng mặt trời lên cao và thời tiết ấm áp mới đưa con ra ngoài.
2. Cho bé ăn nhiều ngũ cốc hơn. Ăn nhiều ngũ cốc hơn sẽ là cách tốt để bố mẹ nâng cao khả năng miễn dịch cho con mình. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sự phát triển của bé được chia ra thành nhiều giai đoạn, và vì thế, thực đơn ăn uống của trẻ cũng phải luôn được thay đổi để đáp ứng với nhu cầu mà cơ thể trẻ cần. Trong ngũ cốc có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau. Nếu bạn chỉ cho bé ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều protein, giàu năng lượng thì trẻ sẽ rất dễ bị thừa cân.
Bên cạnh việc cho bé ăn nhiều ngũ cốc, bạn cũng nên cho bé ăn sữa chua hoặc váng sữa vì nó có thể giúp làm tăng lượng axit lactic và vi khuẩn probiotics, những loại chất này có tác dụng trong việc phòng chống tiêu chảy. Tuy nhiên, bạn không nên cho bé ăn nhiều và không thể dùng sữa chua thay thế sữa bình thường.
3. Không nên hơi chút là đưa trẻ tới bệnh viện. Thường xuyên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ là cách tốt để bảo vệ sức khỏe cho con. Tuy nhiên, người lớn không nên hơi thấy bé khó chịu một chút là lập tức đưa tới bệnh viện, cũng không nên cho bé uống thuốc bừa bãi và nghe lời truyền miệng. Những việc làm này sẽ khiến hệ miễn dịch của bé bị suy giảm và trẻ sẽ phụ thuộc vào thuốc.
4. Hạn chế giữ bé trong môi trường nhiệt ổn định. Việc vội vàng cho bé mặc thêm quần áo khi nhiệt độ hơi giảm một chút của các ông bố bà mẹ là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của bé bị giảm đi. Nếu thường xuyên để bé tiếp xúc với môi trường nhiệt ổn định sẽ khiến bé có phản ứng đột ngột với sự thay đổi thời tiết. Ví dụ như mùa hè, bé dễ bị đổ mồ hôi và nếu ra gió thì rất dễ bị cảm lạnh. Chính vì vậy, các ông bố bà mẹ có thể tập cho con khả năng thích nghi với những môi trường nhiệt khác nhau. Như vậy sẽ hạn chế được khả năng bé bị sốc nhiệt.