Lần đầu tiên các chuyên gia phát hiện virus Ebola là tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết Ebola vào những năm 1970.
Tên gọi của loại virus này xuất phát từ địa điểm bùng phát dịch bệnh nguy hiểm này lần đầu tiên.
Vào năm 1976, loại virus nguy hiểm đó đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người. Khi đó, Bộ Y tế Zaire (ngày nay đổi tên thành Cộng hòa Congo) đã đặt tên cho loại virus này là Ebola - tên một dòng sông ở Cộng hòa Congo. Đây nơi xuất hiện dịch bệnh lần đầu tiên.
Theo các tài liệu y tế, trường hợp nhiễm Ebola đầu tiên được xác định là vào ngày 26/8/1976 tại một ngôi làng hẻo lánh, cách sông Ebola, Cộng hòa Congo khoảng 96 km về phía Nam. Nạn nhân đầu tiên của đại dịch Ebola trên thế giới là hiệu trưởng địa phương có tên Mabalo Lokela.
Sau đó, virus Ebola đã nhanh chóng lan ra cộng đồng của ngôi làng nhỏ này và giết chết hàng trăm người dân địa phương.
Nguyên nhân của tình trạng này là do người khỏe mạnh tiếp xúc với người bị bệnh hoặc dùng lại kim tiêm cũ đã qua sát trùng.
Khi hiệu trưởng Mabalo qua đời, người nhà của ông đã làm theo nghi thức an táng người chết đó là mẹ, vợ, chị em gái rửa sạch thi thể của người quá cố trước khi chôn cất. Chính vì vậy, dịch bệnh nguy hiểm trên đã lan rộng, khiến nhiều người bị lây nhiễm và tử vong.
Lần đầu tiên các chuyên gia phát hiện virus Ebola là tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết Ebola vào những năm 1970.
Tên gọi của loại virus này xuất phát từ địa điểm bùng phát dịch bệnh nguy hiểm này lần đầu tiên.
Vào năm 1976, loại virus nguy hiểm đó đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người. Khi đó, Bộ Y tế Zaire (ngày nay đổi tên thành Cộng hòa Congo) đã đặt tên cho loại virus này là Ebola - tên một dòng sông ở Cộng hòa Congo. Đây nơi xuất hiện dịch bệnh lần đầu tiên.
Theo các tài liệu y tế, trường hợp nhiễm Ebola đầu tiên được xác định là vào ngày 26/8/1976 tại một ngôi làng hẻo lánh, cách sông Ebola, Cộng hòa Congo khoảng 96 km về phía Nam.
Nạn nhân đầu tiên của đại dịch Ebola trên thế giới là hiệu trưởng địa phương có tên Mabalo Lokela.
Sau đó, virus Ebola đã nhanh chóng lan ra cộng đồng của ngôi làng nhỏ này và giết chết hàng trăm người dân địa phương.
Nguyên nhân của tình trạng này là do người khỏe mạnh tiếp xúc với người bị bệnh hoặc dùng lại kim tiêm cũ đã qua sát trùng.
Khi hiệu trưởng Mabalo qua đời, người nhà của ông đã làm theo nghi thức an táng người chết đó là mẹ, vợ, chị em gái rửa sạch thi thể của người quá cố trước khi chôn cất. Chính vì vậy, dịch bệnh nguy hiểm trên đã lan rộng, khiến nhiều người bị lây nhiễm và tử vong.