Không đeo bảo vệ tai. Sâu trong tai có các sợi lông nhỏ đóng vai trò bổ trợ cho thính giác. Khi bạn tiếp xúc với tiếng ồn lớn có thể phá vỡ những sợi lông đó và chúng không phát triển được trở lại. Trong trường hợp này, bạn nên dùng nút tai bảo vệ là tốt nhất. Song, đừng để đến khi tiếp xúc tiếng ồn mới dùng, hãy chuẩn bị trước để tránh đột ngột. Đây cũng chính là nguyên nhân, những người đeo tai nghe thường xuyên luôn bị giảm thính lực. Lấy ráy tai. Ngoáy tai là thói quen phổ biến, tuy nhiên, nếu dụng cụ lấy ráy tai không an toàn và làm không đúng cách có thể gây hại cho thính giác. Nhiều người có xu hướng lấy tăm, chìa khóa xe, vật nhọn hay thậm chí dùng móng tay chọc ngoáy vào tai khi ngứa mà không biết rằng, sâu trong tai có các xương rất nhỏ, nếu bạn làm không cẩn thận, có thể mất vĩnh viễn khả năng nghe hoặc mất cân bằng âm thanh. Bạn cũng không nên sử dụng bông ngoáy tai, vì công cụ này sẽ đẩy ráy tai đi vào sâu hơn. Bạn nên nhờ người có kinh nghiệm dùng dụng cụ chuyên dụng để gắp bỏ ráy tai cho sạch sẽ.Sức khỏe răng miệng kém cho phép vi khuẩn có hại xâm nhập vào máu, thu hẹp và ngăn chặn các động mạch dẫn đến não. Điều này làm gián đoạn não nhận được tín hiệu từ các dây thần kinh thính giác. Vệ sinh răng miệng kém cũng có thể dẫn đến bệnh tim, đau tim, đột quỵ và bệnh tiểu đường, tất cả đều có liên quan đến mất thính lực. Vậy nên, những ai đeo răng giả, thính giác của họ sẽ tốt hơn. Nhưng nếu lấy chúng ra sẽ ảnh hưởng đến sự liên kết của xương hàm rất có thể gây ra điếc dẫn truyền. Sử dụng thuốc giảm đau. Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị, hầu hết người bệnh đều không biết tác dụng phụ của một số loại dược phẩm gây hại cho thính lực. Đối với những trường hợp có vấn đề thính lực thì việc dùng thuốc không đúng cách có thể làm tình trạng này thêm trầm trọng, nguy hiểm hơn là mất thính lực vĩnh viễn. Theo các nghiên cứu, có trên 200 loại dược phẩm gây ảnh hưởng lên thính lực, thường gặp nhất là thuốc kháng sinh và thuốc điều trị ung thư, tim mạch… Những tác động âm thầm khi sử dụng thuốc có hại với tai khiến cho nhiều người không biết nguyên nhân vì sao mà mình bỗng nhiên bị suy giảm thính lực. Không hiểu quy tắc lặn. Những chấn thương lặn nghiêm trọng nhất không phải là thoát khỏi cá mập mà chấn thương do áp lực. Trong những trường hợp tổn thương tai trong nghiêm trọng, bạn có thể cần phẫu thuật Khi bạn không thể cân bằng áp suất trong tai, dẫn đến nguy cơ tổn thương màng nhĩ, tai giữa hoặc tai trong và điếc. Nguyên tắc lặn bắt đầu chậm và sau đó tăng dần đều để tránh áp suất thay đổi đột ngột. Hút thuốc lá. Trong nhiều nghiên cứu, có một sự tương quan mạnh mẽ giữa số điếu thuốc hút và mức độ mất thính lực. Vô số các hóa chất nguy hiểm trong khói thuốc lá, trong đó có formaldehyde, benzene, asen, nicotine, vinyl clorua…làm tổn hại đến các việc sắp xếp các tế bào lông trong ốc tai. Hơn nữa, các chất dẫn truyền thần kinh truyền đạt thông tin cảm giác dọc theo dây thần kinh thính giác đến não bị gián đoạn bởi nicotine, làm hạn chế chức năng của chúng.
Không đeo bảo vệ tai. Sâu trong tai có các sợi lông nhỏ đóng vai trò bổ trợ cho thính giác. Khi bạn tiếp xúc với tiếng ồn lớn có thể phá vỡ những sợi lông đó và chúng không phát triển được trở lại.
Trong trường hợp này, bạn nên dùng nút tai bảo vệ là tốt nhất. Song, đừng để đến khi tiếp xúc tiếng ồn mới dùng, hãy chuẩn bị trước để tránh đột ngột. Đây cũng chính là nguyên nhân, những người đeo tai nghe thường xuyên luôn bị giảm thính lực.
Lấy ráy tai. Ngoáy tai là thói quen phổ biến, tuy nhiên, nếu dụng cụ lấy ráy tai không an toàn và làm không đúng cách có thể gây hại cho thính giác. Nhiều người có xu hướng lấy tăm, chìa khóa xe, vật nhọn hay thậm chí dùng móng tay chọc ngoáy vào tai khi ngứa mà không biết rằng, sâu trong tai có các xương rất nhỏ, nếu bạn làm không cẩn thận, có thể mất vĩnh viễn khả năng nghe hoặc mất cân bằng âm thanh.
Bạn cũng không nên sử dụng bông ngoáy tai, vì công cụ này sẽ đẩy ráy tai đi vào sâu hơn. Bạn nên nhờ người có kinh nghiệm dùng dụng cụ chuyên dụng để gắp bỏ ráy tai cho sạch sẽ.
Sức khỏe răng miệng kém cho phép vi khuẩn có hại xâm nhập vào máu, thu hẹp và ngăn chặn các động mạch dẫn đến não. Điều này làm gián đoạn não nhận được tín hiệu từ các dây thần kinh thính giác.
Vệ sinh răng miệng kém cũng có thể dẫn đến bệnh tim, đau tim, đột quỵ và bệnh tiểu đường, tất cả đều có liên quan đến mất thính lực. Vậy nên, những ai đeo răng giả, thính giác của họ sẽ tốt hơn. Nhưng nếu lấy chúng ra sẽ ảnh hưởng đến sự liên kết của xương hàm rất có thể gây ra điếc dẫn truyền.
Sử dụng thuốc giảm đau. Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị, hầu hết người bệnh đều không biết tác dụng phụ của một số loại dược phẩm gây hại cho thính lực. Đối với những trường hợp có vấn đề thính lực thì việc dùng thuốc không đúng cách có thể làm tình trạng này thêm trầm trọng, nguy hiểm hơn là mất thính lực vĩnh viễn.
Theo các nghiên cứu, có trên 200 loại dược phẩm gây ảnh hưởng lên thính lực, thường gặp nhất là thuốc kháng sinh và thuốc điều trị ung thư, tim mạch… Những tác động âm thầm khi sử dụng thuốc có hại với tai khiến cho nhiều người không biết nguyên nhân vì sao mà mình bỗng nhiên bị suy giảm thính lực.
Không hiểu quy tắc lặn. Những chấn thương lặn nghiêm trọng nhất không phải là thoát khỏi cá mập mà chấn thương do áp lực. Trong những trường hợp tổn thương tai trong nghiêm trọng, bạn có thể cần phẫu thuật
Khi bạn không thể cân bằng áp suất trong tai, dẫn đến nguy cơ tổn thương màng nhĩ, tai giữa hoặc tai trong và điếc. Nguyên tắc lặn bắt đầu chậm và sau đó tăng dần đều để tránh áp suất thay đổi đột ngột.
Hút thuốc lá. Trong nhiều nghiên cứu, có một sự tương quan mạnh mẽ giữa số điếu thuốc hút và mức độ mất thính lực. Vô số các hóa chất nguy hiểm trong khói thuốc lá, trong đó có formaldehyde, benzene, asen, nicotine, vinyl clorua…làm tổn hại đến các việc sắp xếp các tế bào lông trong ốc tai.
Hơn nữa, các chất dẫn truyền thần kinh truyền đạt thông tin cảm giác dọc theo dây thần kinh thính giác đến não bị gián đoạn bởi nicotine, làm hạn chế chức năng của chúng.