Chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng triều đại Tây Sơn đã để lại cho hậu thế những di sản văn hóa đặc sắc. Tiêu biểu trong đó là Bảo vật quốc gia - trống đồng Cảnh Thịnh, đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam.Trống đồng Cảnh Thịnh được đúc bằng đồng năm 1800 dưới triều vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản, con trai hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ) theo kỹ thuật khuôn sáp. Trống nặng 32 kg, cao 37,4 cm, đường kính khoảng 49 cm.Giới nghiên cứu đánh giá, trống đồng Cảnh Thịnh là hiện vật độc bản trong phức hợp trống đồng Việt Nam. Khác với dòng trống đồng Sơn, trống Cảnh Thịnh được tạo dáng theo kiểu trống da truyền thống, với thân trống chính là tang trống.Giá trị nổi bật của chiếc trống này là các đề tài trang trí thể hiện đặc trưng nghệ thuật mang tính thời đại rất rõ nét. Đó là sự cân đối trong bố cục, sự khỏe khoắn trong đường nét, mảng khối, với đề tài chủ đạo là các linh vật truyền thống.Đáng chú ý trong cách thể hiện các đề tài này là nghệ thuật cách điệu hóa qua đồ án các linh vật như hình lá hóa Rồng, lá hóa thao Thiết… Việc lấy hoa lá cỏ cây để cách điệu thành các linh vật như vậy là trường hợp đầu tiên được ghi nhận trong nghệ thuật cổ Việt Nam.Bên cạnh sự độc đáo và những dấu ấn riêng, vẫn có những yếu tố mang tính kế thừa, thể hiện bước phát triển liên tục trong nghệ thuật cổ Việt Nam, đó là các băng hoa văn nhũ đinh, hoa chanh, hồi văn chữ T… là những mô típ phổ biến trong nghệ thuật Lý - Trần - Lê sơ.Ngoài ra, cách thức trang trí trên trống đồng Cảnh Thịnh cũng gợi nhắc tới văn hóa Đông Sơn, với hình chim phượng đang dang cánh bay tương tự chim lạc, vòng tròn trên mặt trống là ước lệ về mặt trời, gần với mặt trời nhiều tia trên trống đồng Việt cổ.Ngay cả thân trống được chia thành ba phần ngăn cách bằng các đường gờ nổi cũng loáng thoáng gợi ra cho hậu thế hình ảnh về ba phần của thân trống đồng Đông Sơn.Tựu chung, trống đồng Cảnh Thịnh đã góp phần khẳng định mỹ thuật thời Tây Sơn xứng đáng là một nền mỹ thuật đặc sắc riêng biệt, không những kế thừa, phát huy những giá trị của tiền nhân mà còn tạo tiền đề cho mỹ thuật thời sau... (Bài có sử dụng tư liệu của BT Lịch sử quốc gia).Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng triều đại Tây Sơn đã để lại cho hậu thế những di sản văn hóa đặc sắc. Tiêu biểu trong đó là Bảo vật quốc gia - trống đồng Cảnh Thịnh, đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam.
Trống đồng Cảnh Thịnh được đúc bằng đồng năm 1800 dưới triều vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản, con trai hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ) theo kỹ thuật khuôn sáp. Trống nặng 32 kg, cao 37,4 cm, đường kính khoảng 49 cm.
Giới nghiên cứu đánh giá, trống đồng Cảnh Thịnh là hiện vật độc bản trong phức hợp trống đồng Việt Nam. Khác với dòng trống đồng Sơn, trống Cảnh Thịnh được tạo dáng theo kiểu trống da truyền thống, với thân trống chính là tang trống.
Giá trị nổi bật của chiếc trống này là các đề tài trang trí thể hiện đặc trưng nghệ thuật mang tính thời đại rất rõ nét. Đó là sự cân đối trong bố cục, sự khỏe khoắn trong đường nét, mảng khối, với đề tài chủ đạo là các linh vật truyền thống.
Đáng chú ý trong cách thể hiện các đề tài này là nghệ thuật cách điệu hóa qua đồ án các linh vật như hình lá hóa Rồng, lá hóa thao Thiết… Việc lấy hoa lá cỏ cây để cách điệu thành các linh vật như vậy là trường hợp đầu tiên được ghi nhận trong nghệ thuật cổ Việt Nam.
Bên cạnh sự độc đáo và những dấu ấn riêng, vẫn có những yếu tố mang tính kế thừa, thể hiện bước phát triển liên tục trong nghệ thuật cổ Việt Nam, đó là các băng hoa văn nhũ đinh, hoa chanh, hồi văn chữ T… là những mô típ phổ biến trong nghệ thuật Lý - Trần - Lê sơ.
Ngoài ra, cách thức trang trí trên trống đồng Cảnh Thịnh cũng gợi nhắc tới văn hóa Đông Sơn, với hình chim phượng đang dang cánh bay tương tự chim lạc, vòng tròn trên mặt trống là ước lệ về mặt trời, gần với mặt trời nhiều tia trên trống đồng Việt cổ.
Ngay cả thân trống được chia thành ba phần ngăn cách bằng các đường gờ nổi cũng loáng thoáng gợi ra cho hậu thế hình ảnh về ba phần của thân trống đồng Đông Sơn.
Tựu chung, trống đồng Cảnh Thịnh đã góp phần khẳng định mỹ thuật thời Tây Sơn xứng đáng là một nền mỹ thuật đặc sắc riêng biệt, không những kế thừa, phát huy những giá trị của tiền nhân mà còn tạo tiền đề cho mỹ thuật thời sau... (Bài có sử dụng tư liệu của BT Lịch sử quốc gia).
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.