Được khai quật ở di chỉ Nam Ngãi, xã Yên Minh, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, trống đồng Nam Ngãi III là một trong những hiện vật khảo cổ đặc sắc nhất từng được tìm thấy ở mảnh đất địa đầu Hà Giang. Hiện vật đang được lưu giữ và trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.Chiếc trống đồng này có chiều cao 34,7 cm, đường kính mặt 59,5 cm, tình trạng còn khá hoàn hảo, được xếp vào nhóm trống đồng Heger IV.Mặt trống dày đặc các hoa văn trang trí, xếp theo các vòng tròn đồng tâm. Ở trung tâm là hình ngôi sao nổi 12 cánh đặc thù của trống đồng Heger IV.Họa tiết trang trí trong các vòng khá nhiều, gồm hoa văn răng lược, hình các vòng tròn lồng vào nhau và các dạng hình học khác.Vòng tròn thứ 10 tính từ tâm trống ra ngoài có hình các con giao long xoay ngược chiều kim đồng hồ.Hoa văn trang trí trên tang trống là các dạng hình học tương tự mặt trống.Trang trí trên thân trống là các ô chữ nhật bố trí cách xa nhau, bên trong có dải hoa văn dạng vòng tròn đồng tâm.Thân trống có đôi quai kép, trang trí kiểu vặn thừng.Các dải trang trí ở chân trống đồng Nam Ngãi III.Theo GS.TSKH Lưu Trần Tiêu trong bài viết Trống đồng Việt Nam, trống đồng loại IV Heger phân bố trên một phạm vi rất rộng, có đến vài chục tộc người sử dụng, kể cả một số tộc người ở phía Bắc như người Hán, Mông Cổ… Niên đại của loại trống này được xác định vào thiên niên kỷ II sau Công nguyên, nghĩa là từ thế kỷ X cho đến thời gian gần đây. Điều thú vị là nhiều trống loại này được tìm thấy trong các cuộc khai quật khảo cổ, đặc biệt là có minh văn trên trống nên có thể theo dõi được tiến trình phát triển của trống loại IV Heger theo từng thế kỷ .Ở Việt Nam, trống đồng loại IV phát hiện được nhiều ở các địa phương miền núi phía Bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, có mối liên hệ với xã hội người Giáy, người Dao, người Pu Péo, người Mường, người Thái, người Thổ, nhưng phong phú hơn cả là ở người Lô Lô.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Được khai quật ở di chỉ Nam Ngãi, xã Yên Minh, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, trống đồng Nam Ngãi III là một trong những hiện vật khảo cổ đặc sắc nhất từng được tìm thấy ở mảnh đất địa đầu Hà Giang. Hiện vật đang được lưu giữ và trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.
Chiếc trống đồng này có chiều cao 34,7 cm, đường kính mặt 59,5 cm, tình trạng còn khá hoàn hảo, được xếp vào nhóm trống đồng Heger IV.
Mặt trống dày đặc các hoa văn trang trí, xếp theo các vòng tròn đồng tâm. Ở trung tâm là hình ngôi sao nổi 12 cánh đặc thù của trống đồng Heger IV.
Họa tiết trang trí trong các vòng khá nhiều, gồm hoa văn răng lược, hình các vòng tròn lồng vào nhau và các dạng hình học khác.
Vòng tròn thứ 10 tính từ tâm trống ra ngoài có hình các con giao long xoay ngược chiều kim đồng hồ.
Hoa văn trang trí trên tang trống là các dạng hình học tương tự mặt trống.
Trang trí trên thân trống là các ô chữ nhật bố trí cách xa nhau, bên trong có dải hoa văn dạng vòng tròn đồng tâm.
Thân trống có đôi quai kép, trang trí kiểu vặn thừng.
Các dải trang trí ở chân trống đồng Nam Ngãi III.
Theo GS.TSKH Lưu Trần Tiêu trong bài viết Trống đồng Việt Nam, trống đồng loại IV Heger phân bố trên một phạm vi rất rộng, có đến vài chục tộc người sử dụng, kể cả một số tộc người ở phía Bắc như người Hán, Mông Cổ… Niên đại của loại trống này được xác định vào thiên niên kỷ II sau Công nguyên, nghĩa là từ thế kỷ X cho đến thời gian gần đây. Điều thú vị là nhiều trống loại này được tìm thấy trong các cuộc khai quật khảo cổ, đặc biệt là có minh văn trên trống nên có thể theo dõi được tiến trình phát triển của trống loại IV Heger theo từng thế kỷ .
Ở Việt Nam, trống đồng loại IV phát hiện được nhiều ở các địa phương miền núi phía Bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, có mối liên hệ với xã hội người Giáy, người Dao, người Pu Péo, người Mường, người Thái, người Thổ, nhưng phong phú hơn cả là ở người Lô Lô.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.