Một chiếc trống đồng loại Heger II được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Loại trống này thường được tìm thấy trong những ngôi mộ Mường cổ ở những khu vực đồng bào Mường sinh sống như Hòa Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An... nên còn được gọi là trống Mường.Có niên đại từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 17, trống Mường mang nhiều nét khác biệt so với trống đồng Đông Sơn (Heger I). Về cơ bản, trống chia làm ba phần: Tang trống có hình dáng hơi phình và tròn, phần thân và chân đế được ngăn cách bởi một đường gờ nổi.Ngôi sao giữa mặt trống Mường thường có 8 hoặc 12 cánh nhỏ, cánh sao mảnh, không lớn như cánh sao ở trống Heger I.Trống có 4 quai nhỏ, tròn trên phần tang trống. Trang trí trên quai đơn giản hơn so với trống đồng Đông Sơn.Đặc biệt, trên bề mặt trống Heger II không có trang trí hình người hay vật mà chỉ có hoa văn hình học lặp đi lặp lại.Rìa mặt trống có những khối tượng ếch/cóc, tượng trưng cho ước muốn mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi của người xưa.Một số trống có các cặp cóc trong tư thế đang giao phối, thể hiện mong muốn phồn thực, con đàn cháu đống.Đối với người Mường, trống đồng là vật phẩm thiêng liêng, biểu trưng cho địa vị của tầng lớp Lang đạo… Ngoài chức năng nhạc khí, trống đồng còn được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, lễ hội hay còn cả trong chiến đấu.Không chỉ gắn bó với đời sống hàng ngày của người Mường, trống đồng còn là lễ vật được chôn theo người quá cố, một truyền thống tâm linh được kế thừa từ người Việt cổ từ thời Đông Sơn.Cho đến nay, vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được giải đáp thỏa đáng quanh những chiếc trống đồng Mường/trống đồng Heger II, như kỹ nghệ chế tác, mục đích sử dụng, thân thế chủ nhân…Dù vậy, sự hiện diện của trống đồng trên vùng cư trú của người Mường một thiên niên kỷ sau thời đại Đông Sơn là minh chứng hùng hồn cho sự tiếp nối và sáng tạo nền văn hoá, văn minh Việt cổ.Có thể nói nếu trống đồng Đông Sơn là biểu tượng văn hóa Việt cổ, thì trống Mường là biểu tượng văn hóa của người Mường, một trong những hậu duệ của người Việt cổ còn tồn tại đến thời nay. Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Một chiếc trống đồng loại Heger II được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Loại trống này thường được tìm thấy trong những ngôi mộ Mường cổ ở những khu vực đồng bào Mường sinh sống như Hòa Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An... nên còn được gọi là trống Mường.
Có niên đại từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 17, trống Mường mang nhiều nét khác biệt so với trống đồng Đông Sơn (Heger I). Về cơ bản, trống chia làm ba phần: Tang trống có hình dáng hơi phình và tròn, phần thân và chân đế được ngăn cách bởi một đường gờ nổi.
Ngôi sao giữa mặt trống Mường thường có 8 hoặc 12 cánh nhỏ, cánh sao mảnh, không lớn như cánh sao ở trống Heger I.
Trống có 4 quai nhỏ, tròn trên phần tang trống. Trang trí trên quai đơn giản hơn so với trống đồng Đông Sơn.
Đặc biệt, trên bề mặt trống Heger II không có trang trí hình người hay vật mà chỉ có hoa văn hình học lặp đi lặp lại.
Rìa mặt trống có những khối tượng ếch/cóc, tượng trưng cho ước muốn mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi của người xưa.
Một số trống có các cặp cóc trong tư thế đang giao phối, thể hiện mong muốn phồn thực, con đàn cháu đống.
Đối với người Mường, trống đồng là vật phẩm thiêng liêng, biểu trưng cho địa vị của tầng lớp Lang đạo… Ngoài chức năng nhạc khí, trống đồng còn được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, lễ hội hay còn cả trong chiến đấu.
Không chỉ gắn bó với đời sống hàng ngày của người Mường, trống đồng còn là lễ vật được chôn theo người quá cố, một truyền thống tâm linh được kế thừa từ người Việt cổ từ thời Đông Sơn.
Cho đến nay, vẫn còn nhiều bí ẩn chưa được giải đáp thỏa đáng quanh những chiếc trống đồng Mường/trống đồng Heger II, như kỹ nghệ chế tác, mục đích sử dụng, thân thế chủ nhân…
Dù vậy, sự hiện diện của trống đồng trên vùng cư trú của người Mường một thiên niên kỷ sau thời đại Đông Sơn là minh chứng hùng hồn cho sự tiếp nối và sáng tạo nền văn hoá, văn minh Việt cổ.
Có thể nói nếu trống đồng Đông Sơn là biểu tượng văn hóa Việt cổ, thì trống Mường là biểu tượng văn hóa của người Mường, một trong những hậu duệ của người Việt cổ còn tồn tại đến thời nay.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.