Vì sao các hành tinh chết?

Google News

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học cho rằng để có thể tồn tại sự sống, các hành tinh phải có quanh mình một từ trường như của Trái đất.

Các nhà khoa học đến từ Columbia cho biết một số hành tinh có điều kiện khá giống Trái đất, nhưng chúng vẫn là hành tinh chết vì những hành tinh này không có tấm lá chắn từ bảo vệ, nên luôn chịu tác động của hiện tượng bức xạ.

“Để có thể tồn tại sự sống, những hành tinh này cần một lớp khí quyển giàu hơi nước, dày và nước trên bề mặt. Tuy nhiên, nước có thể bị thổi đi mất bởi gió trên các vì sao nếu như những hành tinh này không có một trường từ mạnh”- Jorge Zuluaga, một nhà khoa học thuộc trường đại học Antioquia, Columbia nói.

Trong Thái dương hệ của chúng ta, sao Hỏa và sao Kim là 2 ngôi sao không có từ trường. Người ta cho rằng các cơn gió vũ trụ đã khiến phần lớn bầu khí quyển của sao Hỏa biến mất, trong khi sao Kim bị biến thành một ngôi sao độc, đầy chất carbon dioxide.

 Hành tinh muốn tồn tại sự sống thì cần phải có từ trường.

Hầu hết các hành tinh đều có lõi nóng chảy, nơi phát sinh ra từ trường. Các nhà khoa học đã tính toán thời gian để một hành tinh bị nguội lạnh, khiến lõi của nó không tạo ra từ trường nữa.

Họ đem áp dụng những tính toán của mình vào 3 ngôi sao được cho là có khả năng tồn tại sự sống: Gliese 581d, HD 40307g và GJ667Cc.

Hai ngôi sao đầu vẫn có từ trường, nhưng khá yếu, không đủ để bảo vệ các hành tinh này khỏi những bức xạ nguy hiểm, và ngôi sao thứ 3 thì hoàn toàn không có.

“Sự tồn tại hay thiếu vắng từ trường cần được tính đến khi xem xét đến khả năng tồn tại sự sống trên một hành tinh”- Zuluaga nói.

TIN LIÊN QUAN:

ĐANG ĐỌC NHIỀU:
Hiền Thảo (theo UPI)

Bình luận(0)