Xiaomi, Vivo và Oppo là những đối thủ hàng đầu của Trung Quốc đang nhăm nhe hất cẳng Apple khỏi thị trường này khiến thị trường smartphone càng trở nên khốc liệt. Vậy thương hiệu smartphone nào hiện đang nổi như cồn và thương hiệu nào đang dần tàn lụi?
Apple – một mình chống lại “mafia”
Một số ý kiến cho rằng, doanh thu của Apple có thể một ngày nào đó sẽ dựa chủ yếu vào thị trường Trung Quốc để tăng trưởng. Điều này nghe có thể kỳ lạ nếu như rơi vào một thập kỷ trước đây. Nhưng đối với nhà sản xuất iPhone những gì xảy ra ở thị trường này đang trở nên rất quan trọng đối với tương lai của hãng.
Trong buổi công bố kết quả kinh doanh gần đây, CEO Tim Cook không thể làm dịu bớt được những quan ngại này. Tuy tuyên bố kết quả kinh doanh tốt nhất từng có tại Trung Quốc với doanh thu tăng 14% lên hơn 18 tỷ USD. Vị CEO này vẫn "tự tin về tiềm năng dài hạn của thị trường Trung Quốc".
Bây giờ Apple phải đối mặt với ba thách thức chính trong thị trường Trung Quốc – thị trường smartphone lớn nhất thế giới chính là những cơn đảo chiều của kinh tế và người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu; bão hòa thị trường và cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ địa phương giá rẻ.
|
Nửa đầu năm 2015, Xiaomi đã bán được 70 triệu chiếc trên toàn cầu. |
Thị trường điện thoại của Trung Quốc, chiếm một phần ba tổng doanh số bán điện thoại thông minh trên toàn thế giới vào năm 2015, đang chậm lại khi số lượng người lần đầu mua điện thoại giảm xuống và người mua trì hoãn thay thế smartphone mới. Một năm trước đây, điện thoại thường được người dùng thay thế trung bình 13 tháng/ lần nhưng nay thời gian này được nới rộng ra.
Theo Woody Oh, một nhà phân tích của Strategy Analytics, tổng doanh số bán smartphone của Trung Quốc trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 giảm 4% xuống con số 118 triệu chiếc. Apple bán 15,5 triệu chiếc, tăng từ 13,5 triệu chiếc của cách đây 1 năm, trong khi doanh số bán hàng trên toàn cầu vẫn giữ mức bằng phẳng 74,4 triệu chiếc.
|
Quảng cáo iPhone 6S tại một cửa hàng ở Thượng Hải, Trung Quốc. |
Nhưng điều đó cũng chỉ đủ để làm cho Apple trở thành nhà cung cấp lớn thứ ba, đứng sau Huawei tại quốc gia đông dân này. Xiaomi bán được 18 triệu chiếc. Đứng sau Apple còn hai đối thủ địa phương khác là Vivo và Oppo.
Tất cả các đối thủ này đều cung cấp smartphone giá rẻ chạy trên Android.
Huawei chủ yếu xây dựng các thiết bị mạng viễn thông, nhưng đã mở rộng kinh doanh thiết bị cầm tay. Xiaomi nhắm tới con số 100 triệu smartphone bán ra, riêng nửa đầu năm hãng đã bán được 70 triệu chiếc, trong đó 90% bán tại Trung Quốc. Trong khi đó, Oppo tăng trưởng 67% trong năm nay, nâng tổng số 50 triệu chiếc bán ra.
Việc Samsung – nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới vắng bóng tại Top 5 nhà sản xuất smartphone ở Trung Quốc có vẻ đáng ngạc nhiên. Nhưng Samsung bị tổn thất nặng hơn so với Apple bởi các đối thủ giá rẻ trong suốt 2 năm qua. Xiaomi đã “đá” Samsung khỏi vị trí dẫn đầu vào năm 2014 và hãng không thể trụ được trong Top 5 trước sự cạnh tranh của các đối thủ địa phương.
|
Samsung đã bị đánh bật khỏi Top 5 nhà sản xuất smartphone bán chạy nhất tại Trung Quốc.
|
Tuy nhiên, bây giờ những đối thủ này đang cố gắng lấy bớt thị phần của Apple. Không giống như các nhà sản xuất điện thoại sử dụng Android của Google, Apple viết phần mềm iOS riêng vẫn tận dụng được lợi thế đó.
Sức mạnh của đồng đô la cũng khiến cho Apple khó khăn để cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc. Nếu như tại thị trường Mỹ, iPhone 6s có giá khởi điểm 649USD nhưng bán tại Trung Quốc là 833USD.
Neil Shah tại Viện nghiên cứu Counterpoint, một công ty phân tích khác nói rằng, Xiaomi đã thành công lớn khi thu hút khách hàng mua smartphone ở phân khúc dưới 150USD, nơi mà cạnh tranh với các đối thủ địa phương như Lenovo. Nhưng ở phân khúc cao hơn, thị phần lại thuộc về Huawei, Oppo và Apple.
Những “ngôi sao” đang lên
Huawei là công ty Trung Quốc chế tạo thiết bị mạng viễn thông đã bán 108 triệu smartphone trong năm 2015.
ZTE – giống với Huawei, công ty Trung Quốc này cũng sản xuất thiết bị mạng viễn thông nhưng điện thoại đang ngày càng quan trọng: họ tăng trưởng 36% trong năm 2015 lên hơn 60 triệu thiết bị, mục tiêu nhắm tới thiết bị giá rẻ. Tuy nhiên, họ không công bố dữ liệu tài chính, nên không biết lỗ lãi như thế nào.
Lava – đại bản doanh ở Ấn Độ. Lava là một trong những công ty phát triển nhanh nhất trong thị trường mới nhất tăng trưởng nhanh, nhưng bây giờ thị trường Trung Quốc đang phát triển chậm lại rất nhiều. Giống như tất cả các đối thủ của nó, họ sử dụng Android của Google, nhưng lại sử dụng chip Intel. Năm nay họ nhắm tới việc mở rộng sang thị trường Mexico.
Oppo – thương hiệu smartphone Trung Quốc đã xuất xưởng 50 triệu điện thoại trong năm 2015, tăng trưởng 67%, lọt vào Top 10 thị trường di động toàn cầu. Thương hiệu này cạnh tranh với Xiaomi về giá cả nhưng thành công hơn ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka và Úc.
“Những ngôi sao” đang chìm
HTC là công ty Đài Loan chế tạo điện thoại Android đầu tiên và từng là nhà cung cấp smartphone Android lớn nhất tại Mỹ. Nhưng trong năm 2015 đã sụt giảm 17% và thua lỗ 3 quý liên tiếp. Với việc kinh doanh không dịch vụ, công ty đang bị “nghiền nát” bởi sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường smartphone.
Lenovo / Lenovo Motorola là hãng sản xuất PC lớn nhất thế giới, đã mua lại nhà sản xuất điện thoại tiên phong của Mỹ – Motorola từ năm 2014. Công ty đang mất dần thị phần vào tay Huawei và Xiaomi trong thị trường Trung Quốc cạnh tranh khốc liệt.
Microsoft / Nokia Microsoft đã mua lại mảng kinh doanh điện thoại của Nokia hồi tháng 9/2013 nhưng doanh số vẫn không mấy cải thiện và không thể tạo được lợi nhuận. Doanh số điện thoại của hãng bán ra giảm 30% trong năm 2015, theo Counterpoint.
Sony - Mặc dù công ty này chế tạo cảm biến camera cho mọi nhà sản xuất khác gồm cả Apple và Samsung, kinh doanh điện thoại của Sony đã mất hơn 1 tỷ USD trong hai năm qua, và doanh số bán đỉnh điểm là năm 2014. Họ đã phải thu hẹp quy mô để cắt bớt lỗ.
LG – đối thủ đồng hương của Samsung trong hầu hết mọi mảng kinh doanh điện tử tiêu dùng, những điện thoại cao cấp của LG được các nhà phê bình đánh giá cao nhưng bán không chạy khiến doanh số bán ra bằng phẳng và khó khăn trong việc tạo ra lợi nhuận.