Sử dụng chung một mật khẩu cho mọi tài khoản. Đây có lẽ là thói quen công nghệ phổ biến nhất hiện nay (và cũng là một trong những thói quen tồi tệ nhất) mà mọi người hay mắc phải. Điều này vô cùng nguy hiểm. Nếu một người nào đó có được mật khẩu của bạn, người đó sẽ có thể truy nhập được vào toàn bộ tài khoản trực tuyến của bạn và gây ra nhiều thiệt hại cho chính bản thân bạn. Nếu bạn vẫn cảm thấy khó khăn khi phải ghi nhớ nhiều mật khẩu khác nhau thì có thể sử dụng những công cụ quản lý mật khẩu như Last Pass hay Dashlane. Không đổi mật khẩu thường xuyên hoặc thậm chí là không bao giờ thay đổi chúng. Bên cạnh việc không nên sử dụng cùng một mật khẩu cho tất cả các tài khoản trực tuyến, thì bạn cũng nên thay đổi chúng một cách thường xuyên. Microsoft đã đưa ra lời khuyên rằng bạn nên đổi mật khẩu của mình ít nhất là từ 30 đến 90 ngày một lần để đảm bảo tính bảo mật. Không sử dụng xác thực 2 bước để bảo vệ những tài khoản quan trọng. Trong thời đại mà mọi thứ đều có thể bị hack cùng với những lỗi bảo mật như Heartbleed thì việc quan trọng mà bạn cần quan tâm là tăng cường bảo mật cho những tài khoản trực tuyến của mình. Một số dịch vụ như Gmail và Dropbox đã cung cấp cơ chế xác thực 2 bước để giúp bạn tăng tính bảo mật hơn, giúp tài khoản của bạn được bảo vệ ngay cả khi tin tặc ăn cắp được mật khẩu.
Quên không xóa ảnh và nhạc trong máy điện thoại. Dung lượng bộ nhớ trên máy điện thoại sẽ bị lãng phí nếu như bạn quên xóa đi những dữ liệu mà bạn đã không còn sử dụng nữa. Bạn nên tạo thói quen cứ cách một thời gian lại thực hiện làm sạch bộ nhớ máy bằng cách xóa những bức ảnh cũ không dùng đến nữa. Những file nhạc cũng chiếm một lượng lớn bộ nhớ trên máy và cũng cần thường xuyên làm sạch chúng để giúp điện thoại hoạt động tốt hơn. Bạn cũng có thể thường xuyên sao lưu dữ liệu lên những dịch vụ lưu trữ trên đám mây như iCloud, Google Drive hay Dropbox. Thường xuyên ngồi không đúng tư thế khi làm việc bên máy vi tính. Đối với những người thường xuyên làm việc bên máy vi tính nhiều giờ liền thì đây là thói quen vô cùng nghiêm trọng. Nghiên cứu cho thấy rằng việc ngồi liên tục 8 giờ một ngày hoặc nhiều hơn có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh cơ xương, tiểu đường, béo phì và các rối loạn khác. Bạn nên đặt màn hình máy tính dưới 5 – 7 cm so với tầm mắt của mình. Điều này giúp bạn duy trì tư thế ngồi thoải mái và tránh các nguy cơ gây hại khi bạn phải ngồi làm việc trong một thời gian dài. Quên không đăng xuất trên những thiết bị không phải của mình. Nếu bạn là sinh viên đại học, bạn có thể sẽ thường xuyên phải sử dụng máy tính ở thư viện của trường, hoặc sử dụng máy tính của bạn bè. Điều quan trọng là bạn phải nhớ đăng xuất tài khoản của mình trên các thiết bị này và xóa lịch sử trình duyệt khi bạn sử dụng xong. Nếu có thể, tránh đăng nhập những tài khoản thực sự quan trọng như tài khoản ngân hàng trên bất kỳ máy tính lạ nào trừ máy tính cá nhân của mình. Một số tài khoản như Google, Facebook và Skype còn có tính năng giúp đăng xuất tài khoản từ xa. Không bao giờ khởi động lại máy tính. Việc thường xuyên để máy tính trong chế độ "sleep" hay "standby" sẽ không gây bất kỳ thiệt hại thật sự nào cho máy tính nhưng nó cũng khiến cho máy chạy chậm dần đi. Việc khởi động lại máy tính là cách tuyệt vời để tiêu diệt tất cả các chương trình bạn không dùng đến nữa nhưng vẫn chạy ngầm trong hệ điều hành, có thể khiến cho máy tính trở nên chậm chạp hơn. Hãy tập thói quen tắt máy hoàn toàn hoặc ít nhất là khởi động lại máy một cách thường xuyên. Thường xuyên dùng điện thoại trước khi ngủ. Theo Hiệp hội Hóa học Mỹ, ánh sáng nhân tạo được cho là một trong những nguyên nhân lớn nhất của việc thiếu ngủ ở người hiện đại. Và việc sử dụng điện thoại hoặc máy tính bảng trước khi đi ngủ có thể ảnh hưởng tới chu kỳ giấc ngủ. Ánh sáng màu xanh trên thiết bị di động sẽ khiến cho cơ thể bị đánh lừa và nghĩ đó là buổi sáng, do vậy bạn sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn. Không cập nhật thiết bị thường xuyên. Việc nâng cấp, cài đặt các bản cập nhật có thể là việc mất thời gian và khó chịu nhưng cũng rất quan trọng. Các bản cập nhật, đặc biệt là trên điện thoại, thường đi kèm với các bản vá những lỗi làm chậm điện thoại hoặc các bản vá những lỗ hổng bảo mật. Vì vậy, khi bạn nhìn thấy thông báo về bản cập nhật mới thì bạn nên cập nhật chúng để có thể sử dụng các thiết bị của mình một cách tốt nhất. Không bao giờ sao lưu dữ liệu. Một điều may mắn là hiện nay smartphone nào có thể dễ dàng sao lưu ảnh, danh bạ và tin nhắn lên iCloud hoặc Google Drive. Tuy nhiên nếu bạn thường xuyên làm việc trên máy tính cá nhân thì bạn cần phải sao lưu những dữ liệu quan trọng đều đặn. Hiện nay, với tất cả các dịch vụ lưu trữ đám mây đang có, sẽ chẳng có lý do nào để dữ liệu của bạn chỉ được lưu trữ ở một nơi. Ví dụ như Google Drive, bạn sẽ có 15GB dung lượng miễn phí, và chỉ tốn hơn 200.000/tháng cho 1TB dung lượng mua thêm.
Sử dụng chung một mật khẩu cho mọi tài khoản. Đây có lẽ là thói quen công nghệ phổ biến nhất hiện nay (và cũng là một trong những thói quen tồi tệ nhất) mà mọi người hay mắc phải. Điều này vô cùng nguy hiểm. Nếu một người nào đó có được mật khẩu của bạn, người đó sẽ có thể truy nhập được vào toàn bộ tài khoản trực tuyến của bạn và gây ra nhiều thiệt hại cho chính bản thân bạn. Nếu bạn vẫn cảm thấy khó khăn khi phải ghi nhớ nhiều mật khẩu khác nhau thì có thể sử dụng những công cụ quản lý mật khẩu như Last Pass hay Dashlane.
Không đổi mật khẩu thường xuyên hoặc thậm chí là không bao giờ thay đổi chúng. Bên cạnh việc không nên sử dụng cùng một mật khẩu cho tất cả các tài khoản trực tuyến, thì bạn cũng nên thay đổi chúng một cách thường xuyên. Microsoft đã đưa ra lời khuyên rằng bạn nên đổi mật khẩu của mình ít nhất là từ 30 đến 90 ngày một lần để đảm bảo tính bảo mật.
Không sử dụng xác thực 2 bước để bảo vệ những tài khoản quan trọng. Trong thời đại mà mọi thứ đều có thể bị hack cùng với những lỗi bảo mật như Heartbleed thì việc quan trọng mà bạn cần quan tâm là tăng cường bảo mật cho những tài khoản trực tuyến của mình. Một số dịch vụ như Gmail và Dropbox đã cung cấp cơ chế xác thực 2 bước để giúp bạn tăng tính bảo mật hơn, giúp tài khoản của bạn được bảo vệ ngay cả khi tin tặc ăn cắp được mật khẩu.
Quên không xóa ảnh và nhạc trong máy điện thoại. Dung lượng bộ nhớ trên máy điện thoại sẽ bị lãng phí nếu như bạn quên xóa đi những dữ liệu mà bạn đã không còn sử dụng nữa. Bạn nên tạo thói quen cứ cách một thời gian lại thực hiện làm sạch bộ nhớ máy bằng cách xóa những bức ảnh cũ không dùng đến nữa. Những file nhạc cũng chiếm một lượng lớn bộ nhớ trên máy và cũng cần thường xuyên làm sạch chúng để giúp điện thoại hoạt động tốt hơn. Bạn cũng có thể thường xuyên sao lưu dữ liệu lên những dịch vụ lưu trữ trên đám mây như iCloud, Google Drive hay Dropbox.
Thường xuyên ngồi không đúng tư thế khi làm việc bên máy vi tính. Đối với những người thường xuyên làm việc bên máy vi tính nhiều giờ liền thì đây là thói quen vô cùng nghiêm trọng. Nghiên cứu cho thấy rằng việc ngồi liên tục 8 giờ một ngày hoặc nhiều hơn có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh cơ xương, tiểu đường, béo phì và các rối loạn khác. Bạn nên đặt màn hình máy tính dưới 5 – 7 cm so với tầm mắt của mình. Điều này giúp bạn duy trì tư thế ngồi thoải mái và tránh các nguy cơ gây hại khi bạn phải ngồi làm việc trong một thời gian dài.
Quên không đăng xuất trên những thiết bị không phải của mình. Nếu bạn là sinh viên đại học, bạn có thể sẽ thường xuyên phải sử dụng máy tính ở thư viện của trường, hoặc sử dụng máy tính của bạn bè. Điều quan trọng là bạn phải nhớ đăng xuất tài khoản của mình trên các thiết bị này và xóa lịch sử trình duyệt khi bạn sử dụng xong. Nếu có thể, tránh đăng nhập những tài khoản thực sự quan trọng như tài khoản ngân hàng trên bất kỳ máy tính lạ nào trừ máy tính cá nhân của mình. Một số tài khoản như Google, Facebook và Skype còn có tính năng giúp đăng xuất tài khoản từ xa.
Không bao giờ khởi động lại máy tính. Việc thường xuyên để máy tính trong chế độ "sleep" hay "standby" sẽ không gây bất kỳ thiệt hại thật sự nào cho máy tính nhưng nó cũng khiến cho máy chạy chậm dần đi. Việc khởi động lại máy tính là cách tuyệt vời để tiêu diệt tất cả các chương trình bạn không dùng đến nữa nhưng vẫn chạy ngầm trong hệ điều hành, có thể khiến cho máy tính trở nên chậm chạp hơn. Hãy tập thói quen tắt máy hoàn toàn hoặc ít nhất là khởi động lại máy một cách thường xuyên.
Thường xuyên dùng điện thoại trước khi ngủ. Theo Hiệp hội Hóa học Mỹ, ánh sáng nhân tạo được cho là một trong những nguyên nhân lớn nhất của việc thiếu ngủ ở người hiện đại. Và việc sử dụng điện thoại hoặc máy tính bảng trước khi đi ngủ có thể ảnh hưởng tới chu kỳ giấc ngủ. Ánh sáng màu xanh trên thiết bị di động sẽ khiến cho cơ thể bị đánh lừa và nghĩ đó là buổi sáng, do vậy bạn sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn.
Không cập nhật thiết bị thường xuyên. Việc nâng cấp, cài đặt các bản cập nhật có thể là việc mất thời gian và khó chịu nhưng cũng rất quan trọng. Các bản cập nhật, đặc biệt là trên điện thoại, thường đi kèm với các bản vá những lỗi làm chậm điện thoại hoặc các bản vá những lỗ hổng bảo mật. Vì vậy, khi bạn nhìn thấy thông báo về bản cập nhật mới thì bạn nên cập nhật chúng để có thể sử dụng các thiết bị của mình một cách tốt nhất.
Không bao giờ sao lưu dữ liệu. Một điều may mắn là hiện nay smartphone nào có thể dễ dàng sao lưu ảnh, danh bạ và tin nhắn lên iCloud hoặc Google Drive. Tuy nhiên nếu bạn thường xuyên làm việc trên máy tính cá nhân thì bạn cần phải sao lưu những dữ liệu quan trọng đều đặn. Hiện nay, với tất cả các dịch vụ lưu trữ đám mây đang có, sẽ chẳng có lý do nào để dữ liệu của bạn chỉ được lưu trữ ở một nơi. Ví dụ như Google Drive, bạn sẽ có 15GB dung lượng miễn phí, và chỉ tốn hơn 200.000/tháng cho 1TB dung lượng mua thêm.