Tại sao Trung Quốc cấm người dùng mạng xã hội khoe của?

Google News

Các bài đăng khoe tiền, hóa đơn, gọi món quá nhiều bị gắn mác phô trương, thô thiển tại Trung Quốc.

Một blogger Trung Quốc đã thu hút hơn 28 triệu người theo dõi trên Douyin, phiên bản tiếng Trung của TikTok, bằng các video tham quan khách sạn sang trọng, thưởng thức những bữa ăn đắt tiền.

Tai sao Trung Quoc cam nguoi dung mang xa hoi khoe cua?

Blogger khoe kỳ nghỉ tại khách sạn đắt tiền trên Douyin.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong một clip, blogger giới thiệu phòng tắm nguy nga trong một phòng Tổng thống của khách sạn ở Thành Đô. Người này quay cận cảnh miếng beefsteak lấp lánh trong phòng ăn và bữa sáng phục vụ món tôm hùm đến tận giường của mình, theo The New York Times.

"Tổng hóa đơn hôm nay là 108.876 nhân dân tệ (17.000 USD)", blogger nói sau khi trả phòng. Phe phẩy tờ biên lai trước máy quay, anh ta nói và cười khúc khích: "Tôi đã mất khá nhiều chiếc iPhone".

Đoạn video trên bị gắn mác phô trương và xóa bỏ ngay lập tức vì "vi phạm các quy định về Internet".

Chênh lệch giàu nghèo

Các nhà chức trách Trung Quốc đang tuyên chiến với nội dung được coi là "phô trương sự giàu có" trên không gian mạng, trong bối cảnh chính phủ kêu gọi chống bất bình đẳng.

Zhang Yongjun, quan chức cấp cao tại Cục Quản lý Không gian Mạng của Trung Quốc, phát biểu trong cuộc họp báo tháng 5: "Chúng tôi sẽ tăng cường quản lý, gia tăng đàn áp để nền tảng Internet luôn cảm thấy có một 'thanh gươm' treo trên đầu họ".

Không có văn bản định nghĩa rõ ràng thế nào là phô trương hoặc sự giàu có. Nhưng các quan chức đã đưa ra một vài ví dụ cụ thể, chẳng hạn như phơi bày biên lai hoặc đặt hàng quá nhiều.

"Tác động của nội dung chính là tiêu chuẩn để đánh giá. Sự lan tỏa của nội dung này có thể truyền cảm hứng cho mọi người sống khỏe mạnh, có hoài bão và làm việc chăm chỉ hơn vì cuộc sống tươi đẹp hay không? Hay nó chỉ phục vụ cho những ham muốn thô tục của con người?", ông Zhang nói.

Tai sao Trung Quoc cam nguoi dung mang xa hoi khoe cua?-Hinh-2 

Nhiều video khoe tiền, mua sắm hàng hiệu, gọi món quá nhiều bị xóa khỏi mạng xã hội Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Nền tảng video Douyin cho biết họ đã khóa khoảng 4.000 tài khoản trong vòng 2 tháng, bao gồm cả những tài khoản đăng video khoe tiền. Xiaohongshu, một ứng dụng phong cách sống tương tự như Instagram, đã gắn cờ gần 9.000 bài đăng khoe khoang sự giàu có từ tháng 5 đến tháng 10.

Theo Viện Nghiên cứu Credit Suisse, 1% dân số Trung Quốc đang sở hữu 31% tài sản của đất nước. Đại dịch càng khoét sâu vào sự chênh lệch giàu nghèo, bất bình đẳng.

Nếu không được giải quyết, sự mất cân bằng có thể gây bất ổn. Giá nhà ở đô thị cao ngất ngưởng và sự cạnh tranh ngày càng tăng trong thị trường việc làm cho giới cổ cồn trắng đã khiến nhiều người trẻ cảm thấy bất lực, mất niềm tin.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng chiến dịch chống lại việc phô trương chỉ phá bỏ lớp băng bên ngoài của vấn đề bất bình đẳng.

Zhang Jun, trợ lý giáo sư tại Đại học Hong Kong, cho biết: "Chiến dịch chỉ đang cố gắng xoa dịu sự bất mãn của công chúng từ một số tác nhân nhất định, mà không thực sự đụng chạm vào lợi ích của ai cả".

Tố cáo sự phô trương

Sau lời kêu gọi của chính phủ, ứng dụng Xiaohongshu gây chú ý khi khuyến khích người dùng tạo video tố cáo sự phô trương của cải.

Yi Yang, chủ nhà trọ ở tỉnh Tứ Xuyên hưởng ứng trào lưu này, đã chia sẻ một đoạn video mô tả lối sống tự cung tự cấp trên mảnh vườn của gia đình. Cô so sánh nó với những người khoe khoang trên mạng về việc mua chiếc xe thể thao hoặc biệt thự rộng lớn.

"Chúng tôi có hoa, có ước mơ và cả tự do. Đây mới là sự giàu có thực sự", Yi nói.

Trong một cuộc phỏng vấn, Yi cho biết cô lo lắng rằng những người trẻ tuổi xem những video hào nhoáng sẽ nảy sinh kỳ vọng không thực tế. "Khi không đạt được của cải vật chất tương tự, họ sẽ nghi ngờ về xã hội và về bản thân", cô nói.

Tai sao Trung Quoc cam nguoi dung mang xa hoi khoe cua?-Hinh-3

Yi Yang chia sẻ clip về lối sống tự cung tự cấp của gia đình cô, lên án những người khoe khoang của cải vật chất trên Xiaohongshu.

Nhưng những người khác cho rằng lo ngại về việc phô trương sự giàu có đang bị thổi phồng quá mức. Trên nền tảng mạng xã hội Weibo, một số người dùng cho biết các video chỉ thỏa mãn trí tò mò của họ hoặc đơn thuần là giải trí.

Hiện vẫn chưa rõ chiến dịch chống phô trương sự giàu có đang được thực thi nghiêm ngặt hay không.

Douyin và Kuaishou đều đã bị phạt khoảng 31.000 USD vào tháng 10 vì quảng bá nội dung "tiêu thụ quá mức".

Xiaohongshu thông báo vào tháng trước rằng họ đã cải tiến thuật toán để xác định sự phô trương của cải nhưng không đưa ra chi tiết cụ thể.

Tìm kiếm các thương hiệu xa xỉ trên Xiaohongshu vẫn cho ra vô số kết quả. Một blogger đã giới thiệu 121 đôi giày hàng hiệu của mình. Người khác so sánh giá trị của những chiếc khăn Fendi, Burberry và Louis Vuitton mới mua.

Theo trợ lý giáo sư Zhang Jun, số lượng bài đăng bị gắn mác "phô trương" hiện không nhiều.

Và ngay cả khi tất cả những bài đăng đó biến mất, bà Zhang cho rằng không có nhiều thay đổi trong việc phân chia của cải trên thực tế.

"Tất cả chúng ta đều biết, mọi người không khoe ảnh về tiền bạc, xe hơi, túi xách và đồ trang sức, điều đó không có nghĩa là họ không có tiền".

Theo Lê Vy/ Zing

>> xem thêm

Bình luận(0)