Tôi là Bùi Thị Nhật Lệ (sinh năm 1994, quê Quảng Ngãi), nữ trọng tài boxing đầu tiên của Việt Nam, được cấp bằng bởi Hiệp hội Quyền Anh Quốc tế AIBA. Hiện tôi vừa làm trọng tài, vừa là HLV.Tôi tập luyện và thi đấu quyền anh từ 2008, có 5 năm thi đấu cho tuyển boxing trẻ Quảng Ngãi và từng giành HCV giải trẻ năm 2010. Hai năm sau, tôi dừng thi đấu để chuyển vào TP.HCM, theo học ngành Dược. Sau 3 năm làm tại bệnh viện da liễu, đam mê đã thôi thúc tôi trở lại với võ thuật.Theo học lớp đào tạo trọng tài của Liên đoàn Quyền anh Việt Nam từ năm 2015, nhưng suốt 3 năm trời tôi chỉ ngồi ở vị trí phát thanh viên hay bấm giờ cho trận đấu vì thiếu nhân sự. Bước ngoặt đến vào năm 2018, tôi tham gia lớp huấn luyện trọng tài, được AIBA công nhận và cấp bằng 1 sao.Trọng tài như chúng tôi được mệnh danh “King of the Ring” (vua trên đài), là người có toàn quyền quyết định trong trận đấu, phải căng mắt, căng não để phân tích đòn nặng – nhẹ, đúng – sai. Rất áp lực nhưng luôn phải giữ cái đầu lạnh, không được kích động.Giữa 3 vai trò VĐV, HLV và trọng tài, tôi thích nhất khi đứng ở vị trí cầm cân nảy mực. Tính tôi công tâm, đã lên đài chỉ có “xanh” và “đỏ”. Trọng tài phải nắm vững luật vì trong trận xảy ra muôn vàn tình huống khác nhau. Điều quan trọng nhất là sức khỏe VĐV.Ngoài lúc trực tiếp bắt các trận đấu trên sàn đài, tôi là còn làm một trọng tài phụ, quan sát toàn cảnh trận đấu để đánh giá điểm hai võ sĩ.“Khi lên đài, tình cảm làm rách hết chuyện”, khi ở vị trí điều khiển trận đấu, không được xen lẫn tư tình, làm ảnh hưởng xấu đến kết quả. Tôi hiểu VĐV đã cực khổ tập luyện thế nào nên không được phép tước đi quyền lợi của họ. Cần có sự tin tưởng, công bằng để tạo nên một trận đấu sạch.Bên cạnh làm trọng tài, tôi còn là HLV cho lớp boxing ở quận Phú Nhuận. Lớp mới mở, tôi có hơn 10 học viên, chủ yếu là dân văn phòng có mong muốn rèn luyện sức khỏe.Mỗi tuần tôi dạy 3 buổi, chia thành 2 ca sáng và tối. Mỗi buổi trong tuần có nội dung bài học khác nhau: Thứ 2 học kỹ thuật, thứ 4 là kỹ thuật kết hợp thể lực, thứ 6 là cho các bạn đấu cặp cọ xát.Lớp võ khác một lớp thể hình. Học viên phải tuân theo trình tự, có cấu trúc bài. Là người huấn luyện, tôi khá gay gắt và thường mạnh tay chỉnh đốn nếu học trò tỏ ra lười nhác.Từ kinh nghiệm thi đấu, tôi truyền lại bài học để các bạn nhanh tiến bộ, tránh chấn thương. Trong khi làm trọng tài cần sự nghiêm nghị, điều quan trọng khi làm HLV là truyền được lửa nhiệt huyết cho học trò.Tôi làm thêm công việc quản lý tiệm gạo cho một người chị ở quận Gò Vấp. 9h30, sau khi kết thúc lớp buổi sáng, tôi đi sang đó và phụ việc tới khoảng 17h.Công việc không quá vất vả, chị em đều quen thân nên tôi khá thoải mái khi làm ở đây. Tuy nhiên, thời gian tới khi có nhiều giải đấu hơn được tổ chức, tôi định nghỉ hẳn ở đây để tập trung làm trọng tài.Khoảng 20h mỗi ngày là tôi về đến nhà. Lúc này bữa cơm đã sẵn sàng, chỉ cần chuẩn bị thêm ít đồ ăn. Cô em gái năm hai đại học hiện cũng đang ở cùng vợ chồng tôi.Về chung nhà từ năm 2018, tôi thấy may mắn khi cho đến bây giờ, chồng luôn hết lòng ủng hộ đam mê võ thuật của vợ.Tôi hy vọng trong kỳ SEA Games 2021 sẽ để lại dấu ấn nào đó ở vị trí trọng tài. Sau đó có thể “lui về” vun vén cho gia đình nhỏ. Đó là những gạch đầu dòng trong cuộc đời, giúp tôi vừa sống trọn đam mê, vừa chu toàn cho tổ ấm.
Tôi là Bùi Thị Nhật Lệ (sinh năm 1994, quê Quảng Ngãi), nữ trọng tài boxing đầu tiên của Việt Nam, được cấp bằng bởi Hiệp hội Quyền Anh Quốc tế AIBA. Hiện tôi vừa làm trọng tài, vừa là HLV.
Tôi tập luyện và thi đấu quyền anh từ 2008, có 5 năm thi đấu cho tuyển boxing trẻ Quảng Ngãi và từng giành HCV giải trẻ năm 2010. Hai năm sau, tôi dừng thi đấu để chuyển vào TP.HCM, theo học ngành Dược. Sau 3 năm làm tại bệnh viện da liễu, đam mê đã thôi thúc tôi trở lại với võ thuật.
Theo học lớp đào tạo trọng tài của Liên đoàn Quyền anh Việt Nam từ năm 2015, nhưng suốt 3 năm trời tôi chỉ ngồi ở vị trí phát thanh viên hay bấm giờ cho trận đấu vì thiếu nhân sự. Bước ngoặt đến vào năm 2018, tôi tham gia lớp huấn luyện trọng tài, được AIBA công nhận và cấp bằng 1 sao.
Trọng tài như chúng tôi được mệnh danh “King of the Ring” (vua trên đài), là người có toàn quyền quyết định trong trận đấu, phải căng mắt, căng não để phân tích đòn nặng – nhẹ, đúng – sai. Rất áp lực nhưng luôn phải giữ cái đầu lạnh, không được kích động.
Giữa 3 vai trò VĐV, HLV và trọng tài, tôi thích nhất khi đứng ở vị trí cầm cân nảy mực. Tính tôi công tâm, đã lên đài chỉ có “xanh” và “đỏ”. Trọng tài phải nắm vững luật vì trong trận xảy ra muôn vàn tình huống khác nhau. Điều quan trọng nhất là sức khỏe VĐV.
Ngoài lúc trực tiếp bắt các trận đấu trên sàn đài, tôi là còn làm một trọng tài phụ, quan sát toàn cảnh trận đấu để đánh giá điểm hai võ sĩ.
“Khi lên đài, tình cảm làm rách hết chuyện”, khi ở vị trí điều khiển trận đấu, không được xen lẫn tư tình, làm ảnh hưởng xấu đến kết quả. Tôi hiểu VĐV đã cực khổ tập luyện thế nào nên không được phép tước đi quyền lợi của họ. Cần có sự tin tưởng, công bằng để tạo nên một trận đấu sạch.
Bên cạnh làm trọng tài, tôi còn là HLV cho lớp boxing ở quận Phú Nhuận. Lớp mới mở, tôi có hơn 10 học viên, chủ yếu là dân văn phòng có mong muốn rèn luyện sức khỏe.
Mỗi tuần tôi dạy 3 buổi, chia thành 2 ca sáng và tối. Mỗi buổi trong tuần có nội dung bài học khác nhau: Thứ 2 học kỹ thuật, thứ 4 là kỹ thuật kết hợp thể lực, thứ 6 là cho các bạn đấu cặp cọ xát.
Lớp võ khác một lớp thể hình. Học viên phải tuân theo trình tự, có cấu trúc bài. Là người huấn luyện, tôi khá gay gắt và thường mạnh tay chỉnh đốn nếu học trò tỏ ra lười nhác.
Từ kinh nghiệm thi đấu, tôi truyền lại bài học để các bạn nhanh tiến bộ, tránh chấn thương. Trong khi làm trọng tài cần sự nghiêm nghị, điều quan trọng khi làm HLV là truyền được lửa nhiệt huyết cho học trò.
Tôi làm thêm công việc quản lý tiệm gạo cho một người chị ở quận Gò Vấp. 9h30, sau khi kết thúc lớp buổi sáng, tôi đi sang đó và phụ việc tới khoảng 17h.
Công việc không quá vất vả, chị em đều quen thân nên tôi khá thoải mái khi làm ở đây. Tuy nhiên, thời gian tới khi có nhiều giải đấu hơn được tổ chức, tôi định nghỉ hẳn ở đây để tập trung làm trọng tài.
Khoảng 20h mỗi ngày là tôi về đến nhà. Lúc này bữa cơm đã sẵn sàng, chỉ cần chuẩn bị thêm ít đồ ăn. Cô em gái năm hai đại học hiện cũng đang ở cùng vợ chồng tôi.
Về chung nhà từ năm 2018, tôi thấy may mắn khi cho đến bây giờ, chồng luôn hết lòng ủng hộ đam mê võ thuật của vợ.
Tôi hy vọng trong kỳ SEA Games 2021 sẽ để lại dấu ấn nào đó ở vị trí trọng tài. Sau đó có thể “lui về” vun vén cho gia đình nhỏ. Đó là những gạch đầu dòng trong cuộc đời, giúp tôi vừa sống trọn đam mê, vừa chu toàn cho tổ ấm.