'Không kiếm tiền bằng vợ, đàn ông cứ việc ở nhà, vào bếp'

Google News

Các quý ông châu Á dần cởi mở hơn với khái niệm "người đàn ông của gia đình". Không ít người chấp nhận gánh vác công việc nhà để vợ ra ngoài làm việc.

Zing.vn trích dịch các bài đăng trên South China Morning Post đề cập đến việc đàn ông ở một số quốc gia châu Á quyết định dành cả ngày để làm công việc nội trợ và chăm sóc con cái phụ giúp vợ.
Ông Lee Seung Bae, chồng bà Shim Sang Jung - chủ tịch đảng Công lý ở Hàn Quốc, là người sở hữu nhiều bằng cấp cao và từng tốt nghiệp Đại học Quốc gia Seoul.
Thế nhưng, vào năm 2014, ông ngừng việc kinh doanh và quyết định ở nhà làm hậu phương cho vợ.
Khi hàng xóm khuyên ông nên suy nghĩ về việc chạy đua vào Quốc hội, ông trả lời: “Nếu còn độc thân, có lẽ tôi cũng sẽ làm điều đó. Nhưng bây giờ, tôi muốn trở thành bệ đỡ để vợ tôi toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp”.
Tại Anh và Mỹ, việc đàn ông ở nhà làm nội trợ, chăm sóc con cái, trong khi vợ đi làm kiếm tiền nuôi gia đình đã trở thành điều hết sức bình thường trong những năm qua.
Thế nhưng, xu hướng này đang ngày càng được lan rộng đến các nước châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.
'Khong kiem tien bang vo, dan ong cu viec o nha, vao bep'
Không chỉ phương Tây, đàn ông ở nhiều quốc gia châu Á dần chấp nhận việc lui về làm hậu phương cho vợ. Ảnh: Perry Tse. 
Sự bùng nổ của thế hệ "những người đàn ông nội trợ"
“Đàn ông là trụ cột gia đình” là quan niệm lâu đời có nguồn gốc từ người Trung Quốc. Thế nhưng, ngày càng nhiều đàn ông ở đây bắt đầu suy nghĩ đến việc trở thành một ông bố nội trợ.
Theo nghiên cứu tổng hợp bởi China Youth Daily và website câu hỏi wenjuan.com vào đầu tháng 8, 52.4% nam giới ủng hộ việc đàn ông trở thành một người nội trợ toàn thời gian. Trong khi chỉ 45.8% nữ giới ủng hộ ý kiến này.
Zhang Baoyi, giáo sư xã hội học tại Viện Khoa học Xã hội Thiên Tân (Trung Quốc), nói ông tin rằng khuôn mẫu xã hội cũ này sẽ thay đổi khi xã hội phát triển. “Chúng ta cần nhận ra sự đóng góp và giá trị của công việc nội trợ.
Những ông bố sẵn sàng dành cả ngày để chăm sóc và nuôi dạy con cái cho thấy rằng họ coi trọng việc giáo dục con và quan điểm truyền thống ‘chồng đi làm, vợ ở nhà’ đang dần mất đi”, ông Zhang chia sẻ.
Năm 2016, theo Cục Thống kê Hàn Quốc, 160.000 đàn ông quyết định ở nhà và trở thành nội trợ toàn thời gian.
Nam diễn viên Jang Dong Gun, nổi tiếng qua các bộ phim “Anh em nhà bác sĩ”, “Phẩm chất quý ông”, cũng là một ví dụ điển hình cho mẫu đàn ông nội trợ ở Hàn.
Anh mong muốn ở nhà dạy dỗ con cái và hoàn toàn ủng hộ vợ, diễn viên Ko So Young tiếp tục với sự nghiệp phim ảnh của cô.
'Khong kiem tien bang vo, dan ong cu viec o nha, vao bep'-Hinh-2
 

'Khong kiem tien bang vo, dan ong cu viec o nha, vao bep'-Hinh-3
Những ông bố này dành cả ngày để chăm lo việc nhà và nuôi dạy con cái. Ảnh: Perry Tse. 
Shuichi (30 tuổi), kỹ sư hệ thống trong một công ty công nghệ ở Tokyo (Nhật Bản), chia sẻ rằng anh từng được chẩn đoán mắc Sarcoidosis, bệnh viêm lây lan nhanh chóng qua các cơ quan chính trong cơ thể, phải nằm liệt giường nhiều ngày liền.
Khi ấy, nhận thấy chồng không có thu nhập bằng mình, đồng thời sức khỏe anh cũng không tốt, Kiyoko, vợ của anh, đề nghị ra ngoài kiếm tiền, còn anh ở nhà tự chăm sóc bản thân, làm công việc nội trợ.
Những năm đầu thập niên 2000, khi người Nhật còn giữ quan niệm phụ nữ phải ở nhà cung phụng chồng con, đề nghị của Kiyoko được cho là vô lý.
Thế nhưng, từ năm 2001, khi Kiyoko đảm nhận vai trò là trụ cột gia đình, nhiều cơ hội hơn đã mở ra cho phụ nữ Nhật, mặc dù quan điểm đàn ông làm nội trợ vẫn chưa được nhiều người chấp nhận.
Năm 2015, Shuichi trở thành ông bố bỉm sữa và lập hội gồm những người có cùng điểm chung như anh. Khi ấy, ngày càng nhiều người dân Nhật Bản muốn phá vỡ khuôn mẫu xã hội liên quan tới phân chia việc nhà - việc cơ quan giữa vợ và chồng.
Gánh nặng của những "công việc không tên"
Dù chấp nhận làm “hậu phương” cho vợ , trên thực tế, nhiều quý ông châu Á vẫn gặp một vài khó khăn nhất định.
Câu nói “Địa vị người đàn ông được xác định bởi tình trạng kinh tế của họ” luôn là nỗi ám ảnh của các quý ông khi phải đối mặt với những ánh mắt dèm pha.
Ban đầu, quá trình trở thành “ông nội trợ” quả thật không dễ với Shuichi. Anh cảm thấy bản thân bị nhiều người xung quanh soi mói, dị nghị mỗi khi đi đến cửa hàng tạp hóa.
Vì vậy, mỗi lần ra khỏi nhà, anh đều mặc vest để tránh khỏi lời đàm tiếu của người khác.
'Khong kiem tien bang vo, dan ong cu viec o nha, vao bep'-Hinh-4
Nội trợ được các quý ông cho là đòi hỏi nhiều công sức hơn cả công việc văn phòng. Ảnh: Abbey Lossing. 
Yu Xiang, một giáo viên cấp hai ở Thượng Hải, bố của cô con gái 6 tháng tuổi, nói rằng anh sẵn sàng trở thành “người đàn ông của gia đình”.
Tuy nhiên, vợ anh cũng là giáo viên nên thu nhập không đủ trang trải cho cả gia đình. Yu Xiang nói thêm rằng vợ cũng không vui khi thấy anh làm công việc nhà vì anh làm khá tệ. “Cô ấy nói tôi quá vụng về”, ông bố chia sẻ.
Nhiều người sau khi chuyển sang làm nội trợ cho biết công việc này thực chất còn đòi hỏi nhiều công sức hơn so với công việc văn phòng.
Theo những ông bố Hàn Quốc, công việc nội trợ xứng đáng với mức lương khoảng 4.8 triệu won (4.239 USD), cao hơn so với mức lương trung bình hàng tháng của phụ nữ.
Theo Yến Nhi/Zing News

>> xem thêm

Bình luận(0)