Những ngày này, rừng cao su bạt ngàn ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) khoác lên màu áo lá vàng đỏ, hòa cùng nhịp sống yên bình như níu bước người dừng chân chiêm ngưỡng.
|
Khoảng cuối tháng 12 đến tháng 3 năm sau, những cánh rừng cao su bạt ngàn ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, bước vào mùa thay lá.
|
|
Du khách di chuyển trên đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 15 hay những con đường đất đồi sẽ bắt gặp hình ảnh đỏ đẹp mơ màng của lá cao su.
|
|
Huyện Hương Khê được xem là thủ phủ trồng cao su của cả tỉnh Hà Tĩnh với hơn 6.400 ha. Cao su ở đây trồng dày, rộng lớn, vào thời khắc giao mùa, lá cây chuyển từ sang màu vàng, đỏ và rụng xuống mặt đất khi có những cơn gió nhẹ lướt qua.
|
|
Trên những hàng cao su, lá xanh, vàng, đỏ chen chúc nhau.
|
|
Vì diện tích rộng lớn, những chiếc lá xanh trên cành không lập tức chuyển vàng ngay mà từ từ, chậm chậm xen lẫn giữa màu lá vàng rồi cuối cùng mới đồng loạt chuyển thành màu đỏ và rụng xuống. |
|
Hình ảnh người dân đi dưới những tán rừng cao su đỏ rực khiến ai nấy đều thích thú. Khung cảnh thơ mộng, huyền ảo hệt như ở xứ lạnh.
|
|
Khung cảnh yên bình dưới những tán rừng cao su rụng lá. Từng đàn cò bay nhảy cạnh đàn bò đang gặm cỏ.
|
|
Những con đường xuyên suốt giữa rừng cao su.
|
|
Lá vàng lá đỏ rơi xuống mặt đất mỗi khi có cơn gió nhẹ lùa qua. Những tia nắng ấm xuyên qua kẽ lá, chiếu rọi ánh vàng tươi. Cao su rụng lá rồi, rơi xuống nền đất đỏ, tự phân hủy theo những cơn mưa rồi tự bón mình cho đất, cho cây cao su. Mùa lá rụng nối tiếp nhau, tạo những thảm đất tốt tươi cho chính mình.
|
|
Mùa này công nhân không cạo mủ nên những chiếc bát đựng mủ treo lơ lửng trên thân cây.
|
|
Rừng cao su mùa đổ lá ở xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê. |
|
Cây cao su có nguồn gốc từ rừng Amazon, Nam Mỹ. Theo thổ ngữ Mainas, "ouchouk" là tên gọi cây cao su, cũng có nghĩa là nước mắt của cây. Theo chân người Pháp, cây cao su đến Việt Nam cuối thế kỷ 19 và nhanh chóng trở thành cây công nghiệp chủ lực.
|
Theo Đức Phúc - Cảnh Huệ/Tienphong